Trong một số trường hợp mà hoạt động của tổ chức cộng đồng cần thiết phải thay đổi nội dung của quyết định công nhận, giao quyền cho tổ chức cộng đồng. Khi đó, các tổ chức cần sử dụng đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung quyết định công nhận.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị sửa đổi quyết định công nhận, giao quyền cho tổ chức cộng đồng là gì?
Đơn đề nghị sửa đổi quyết định công nhận, giao quyền cho tổ chức cộng đồng là văn bản do tổ chức cộng đồng lập gửi cơ quan có thẩm quyền khi thuộc trường hợp phải sửa đổi quyết định công nhận và giao quyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho tổ chức cộng đồng.
Đơn đề nghị sửa đổi quyết định công nhận, giao quyền cho tổ chức cộng đồng đóng vai trò như sau:
Đơn đề nghị sửa đổi quyết định công nhận, giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng đóng vai trò là văn bản thể hiện mong muốn được sửa đổi, bổ sung Quyết định công nhận, giao quyền cho tổ chức cộng đồng để thực hiện bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
2. Đơn đề nghị sửa đổi quyết định công nhận, giao quyền cho tổ chức cộng đồng và soạn thảo đơn:
Đơn đề nghị sửa đổi quyết định công nhận và giao quyền cho tổ chức cộng đồng có tên đầy đủ là Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung quyết định công nhận và giao quyền cho tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản là mẫu có ký hiệu số 07. BT được quy định trong Phụ lục được ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ- CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Đơn đề nghị có nội dung như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-
TÊN TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG
——-
ĐƠN ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN VÀ GIAO QUYỀN CHO TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG THỰC HIỆN ĐỒNG QUẢN LÝ TRONG BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh …… (1)
hoặc Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố ………
Tên tôi là: …… Giới tính: ……… (2)
Là người đại diện cho [Tên tổ chức cộng đồng]
[Tên tổ chức cộng đồng] được công nhận và giao quyền quản lý thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo Quyết định số …… ngày …… của Ủy ban nhân dân tỉnh…… hoặc Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố. (3)
Sau một thời gian hoạt động theo các nội dung được công nhận và giao quyền quản lý, chúng tôi đề nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung như sau [lựa chọn một hoặc nhiều nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung]:
1. Tên tổ chức cộng đồng (đối với tổ chức cộng đồng không có tư cách pháp nhân);
2. Người đại diện của tổ chức cộng đồng;
3. Phạm vi quyền quản lý được giao;
4. Vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao;
5. Phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản;
6. Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng.
(Chi tiết tại hồ sơ gửi kèm)
Kính đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh…. hoặc Ủy ban nhân dân huyện/ thị xã/thành phố xem xét và quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số ……. ngày …….. để [Tên tổ chức cộng đồng] hoạt động được hiệu quả hơn.
….., ngày …. tháng ….. năm…….
TM. TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG
NGƯỜI ĐẠI DIỆN
(Ký, ghi rõ họ tên)
* Soạn thảo đơn đề nghị sửa đổi bổ sung Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng
(1) Ghi tên Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định
(2) Ghi tên đại diện của tổ chức cộng đồng
(3) Ghi thông tin về Quyết định công nhận và giao quyền quản lý được tổ chức cộng đồng đề nghị sửa đổi, bổ sung
3. Hoạt động sửa đổi, bổ sung Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng:
Hoạt động sửa đổi, bổ sung Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng được quy định tại Điều 5 của Nghị định số 26/2019/NĐ- CP. Tại Khoản 4 của Điều này quy định về Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng và tại Khoản 5 quy định về Trình tự sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng.
Đối chiếu với các quy định tại Khoản 4, nhận thấy các trường hợp cần phải đề nghị sửa đổi, bổ sung Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng đó chính là trường hợp thay đổi tên tổ chức cộng đồng, người đại diện tổ chức cộng đồng, Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng trường hợp sửa đổi, bổ sung vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao; phạm vi quyền được giao; phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản.
Khi thuộc một trong các trường hợp trên, thì, tổ chức sẽ nộp bộ hồ sơ gồm các văn bản Đơn đề nghị mẫu trên, Bản chính biên bản họp của tổ chức cộng đồng về các nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung và cùng với một trong các văn bản liệt kê dưới đây:
– Với trường hợp sửa đổi, bổ sung tên tổ chức và tên người đại diện của tổ chức cộng đồng thì cần nộp văn bản thể hiện thông tin về tổ chức cộng đồng theo được ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ- CP.
– Trường hợp sửa đổi, bổ sung phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao; phạm vi quyền được giao thì tổ chức sẽ cần phải nộp Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện và dự thảo phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản mới.
– Trong trường hợp sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng thì cần nộp báo cáo đánh giá kết quả thực hiện và dự thảo quy chế mới.
Về trình tự sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng được quy định như sau:
“5. Trình tự sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng như sau:
a) Đối với trường hợp thay đổi tên tổ chức cộng đồng, người đại diện tổ chức cộng đồng, Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng: Đại diện tổ chức cộng đồng gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Thủy sản. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền xem xét ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung. Trường hợp không ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;
b) Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao; phạm vi quyền được giao; phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản: Thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này;
c) Quyết định sửa đổi, bổ sung nội dung Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 08.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.”
– Cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng đó chính là Ủy ban nhân dân tỉnh nếu phạm vi bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc từ hai huyện trở lên; thẩm quyền thuộc về Ủy ban nhân huyện nếu phạm vi bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc khu vực quản lý của một huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hiệp thương nếu khu vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc sự quản lý của hai tỉnh.
– Đối với trường hợp thay đổi tên tổ chức cộng đồng, người đại diện tổ chức cộng đồng, hoặc thay đổi Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng thì đại diện tổ chức cộng đồng gửi hồ sơ theo quy định đến cơ quan có thẩm quyền nêu trên. Cơ quan có thẩm quyền nhận được hồ sơ phải tiến hành xem xét, yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu cần thiết, tiến hành ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao; phạm vi quyền được giao; phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thì cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành các hoạt động khi thực hiện như thủ tục công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng quản lý lần đầu như thực hiện các hoạt động
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền không ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung thì cơ quan này phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do tại sao không sửa đổi, bổ sung Quyết định.
* Cơ sở pháp lý
– Luật Thủy sản năm 2017
– Nghị định số 26/2019/NĐ- CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản