Khái quát chung về đánh giá môi trường chiến lược? Quy trình lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược?
Việt Nam hiện đang là nước xã hội chủ nghĩa và bên cạnh đó cũng là một trong số các quốc gia đang phát triển. Thực tế này đã đặt Việt Nam trước những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. Thuật ngữ đánh giá môi trường chiến lược đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới nhằm chỉ quá trình đánh giá khả năng ảnh hưởng tới môi trường của các chính sách, chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chương trình. Pháp luật nước ta cũng đã ban hành các quy định cụ thể về đánh giá môi trường chiến lược. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về đối tượng, quy trình, nội dung đánh giá môi trường chiến lược trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Khái quát chung về đánh giá môi trường chiến lược:
1.1. Đánh giá môi trường chiến lược là gì?
Theo quy định của
1.2. Đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các nhóm chiến lược, quy hoạch phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược bao gồm:
– Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của vùng kinh tế – xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế, vành đai kinh tế phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.
– Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.
– Chiến lược, quy hoạch phát triển khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.
– Chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên quy mô từ 02 tỉnh trở lên phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.
– Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh có tác động lớn đến môi trường phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.
– Điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của các đối tượng trên phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.
Như vậy, cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được nêu trên sẽ cần phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.
1.3. Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược:
Việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược được pháp luật Việt Nam quy định cụ thể như sau:
– Các cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược có trách nhiệm lập hoặc thuê tổ chức tư vấn lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
– Đánh giá môi trường: chiến lược sẽ phải được thực hiện đồng thời với quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch theo đúng quy định.
– Kết quả thực hiện đánh giá môi trường chiến lược phải được xem xét, tích hợp vào nội dung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
– Dựa trên cơ sở thực hiện đánh giá môi trường chiến lược, cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược gửi tới cơ quan có thẩm quyền để thẩm định.
1.4. Nội dung chính của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược:
Nội dung chính của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược bao gồm các nội dung cụ thể sau đây:
– Thứ nhất: Sự cần thiết, cơ sở pháp lý của nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
– Thứ hai: Phương pháp thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.
– Thứ ba: Tóm tắt nội dung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
– Thứ tư: Môi trường tự nhiên và kinh tế – xã hội của vùng chịu sự tác động bởi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
– Thứ năm: Đánh giá sự phù hợp của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch với quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường.
– Thứ sáu: Đánh giá, dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề môi trường trong trường hợp thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
– Thứ bảy: Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.
– Thứ tám: Giải pháp duy trì xu hướng tích cực, phòng ngừa, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường trong quá trình thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
– Thứ chín: Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong quá trình thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và kiến nghị hướng xử lý.
Trên đây là những nội dung chính của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược. Việc lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược có đầy đủ các nội dung được nêu cụ thể bên trên có những vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động phân tích, đánh giá và bảo vệ môi trường quốc gia.
2. Quy trình lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược:
Quy trình lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược:
– Đối tượng thực hiện đánh giá môi trường chiến lược: Cơ quan lập chiến lược, quy hoạch hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ lập chiến lược, quy hoạch (có thể tự lập hoặc thuê tổ chức tư vấn lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược).
– Đánh giá môi trường: chiến lược phải được thực hiện đồng thời với quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
– Kết quả thực hiện đánh giá môi trường chiến lược phải được xem xét, tích hợp vào nội dung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
– Dựa trên cơ sở thực hiện đánh giá môi trường chiến lược, cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược gửi cơ quan có thẩm quyền để thẩm định theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Bước 2: Gửi hồ sơ đề nghị thẩm định đến cơ quan có trách nhiệm tổ chức thẩm định:
– Cách thức thực hiện:
Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc có thể gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
– Hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu sau:
+ Một văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
+ Chín bản báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
+ Chín bản dự thảo chiến lược, quy hoạch.
Trong trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn chín người, cơ quan lập chiến lược, quy hoạch phải cung cấp thêm số lượng báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và dự thảo chiến lược, quy hoạch theo yêu cầu của cơ quan tổ chức thẩm định.
Bước 3: Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược:
– Người thực hiện: Thông qua hội đồng thẩm định do Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thành lập với ít nhất chín thành viên theo quy định.
– Cơ quan thực hiện thẩm định có thể được thực hiện bổ sung các hoạt động sau đây:
+ Khảo sát vùng thực hiện dự án và khu vực phụ cận.
+ Kiểm chứng, đánh giá các thông tin, dữ liệu, kết quả phân tích, đánh giá, dự báo trong báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
+ Lấy ý kiến của các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các chuyên gia liên quan.
+ Tổ chức các cuộc họp chuyên gia đánh giá theo chuyên đề.
– Thời hạn thực hiện thẩm định là 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
– Nội dung thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược bao gồm:
+ Cơ sở pháp lý được sử dụng.
+ Các phương pháp được sử dụng.
+ Các quan điểm, mục tiêu, chủ trương, giải pháp về bảo vệ môi trường liên quan đến chiến lược, quy hoạch nêu trong báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
+ Các vấn đề môi trường chính đã được dự báo, nhận dạng khi triển khai thực hiện.
+ Các đánh giá, dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề môi trường chính.
+ Các đánh giá, dự báo xu hướng tác động của biến đổi khí hậu.
+ Các giải pháp được đề xuất để duy trì xu hướng tích cực, phòng ngừa, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường chính.
+ Các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của chiến lược, quy hoạch được đề xuất bổ sung, điều chỉnh; các vấn đề môi trường đã được nhận diện nhưng chưa được điều chỉnh.
+ Những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu, phân tích.
– Thời hạn
Bước 4: Lập hồ sơ báo cáo đánh giá môi trường chiến lược:
– Sau khi đã nghiên cứu, tiếp thu hoặc giải trình ý kiến của hội đồng thẩm định, cơ quan lập chiến lược, quy hoạch có trách nhiệm hoàn thiện báo cáo đánh giá môi trường chiến lược:
– Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược phải thể hiện được các nội dung sau:
+ Quá trình thẩm định.
+ Kết quả đạt được.
+ Những tồn tại cơ bản.
+ Đề xuất, kiến nghị của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
– Gửi lại cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược hồ sơ báo cáo đánh giá môi trường chiến lược. Hồ sơ bao gồm:
+ Một văn bản giải trình về việc tiếp thu ý kiến của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
+ Một bản báo cáo đánh giá môi trường chiến lược hoặc 01 bản điện tử định dạng đuôi “.doc” chứa nội dung của báo cáo và 01 tệp văn bản điện tử định dạng đuôi “.pdf” chứa nội dung đã quét (scan) của toàn bộ báo cáo; 01 bản giấy dự thảo chiến lược, quy hoạch hoặc 01 bản điện tử dự thảo chiến lược, quy hoạch đã được hoàn chỉnh.
– Thời hạn: Theo quy định của pháp luật thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đã được hoàn chỉnh, cơ quan thẩm báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
Bước 5: Phê duyệt báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược:
Các cơ quan thẩm định theo quy định pháp luật sẽ có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt về kết quả thẩm định báo cáo trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đã được cơ quan đề nghị thẩm định hoàn chỉnh.
Cơ quan thẩm định, phê duyệt xem xét ý kiến, kiến nghị của cơ quan thẩm định trong quá trình thực hiện báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.