Đối tượng nào được nhận giao khoán đất rừng phòng hộ? Thời gian nhận giao khoán đất rừng phòng hộ.
Đối tượng nào được nhận giao khoán đất rừng phòng hộ? Thời gian nhận giao khoán đất rừng phòng hộ.
Tóm tắt câu hỏi:
Cho tôi hỏi: Giám đốc Ban quản lý Rừng phòng hộ làm hợp đồng giao khoán cho cán bộ, nhân viên đất rừng 50 năm có đúng đối tượng không, căn cứ pháp lý. Giám đốc Ban quản lý chỉ định nhà thầu phụ thực hiện gói thầu trên 10 tỷ Việt Nam đồng cho cá nhân có đúng quy định không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, việc giao khoán rừng phòng hộ của Ban quản lý rừng
Tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định 135/2005/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều 17. Hiệu lực thi hành
2. Đối với Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng có rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng trồng áp dụng Nghị định này để giao khoán.
Tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 135/2005/NĐ-CP có quy định về đối tượng áp dụng như sau:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
2. Cán bộ, công nhân, viên chức đang làm việc cho bên giao khoán; hộ gia đình có người đang làm việc cho bên giao khoán hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, được hưởng chế độ đang cư trú trên địa bàn; hộ gia định có nhu cầu trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đang cứ trú trên địa bàn (ưu tiên hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn đang cư trú trên địa bàn có nhu cầu nhận giao khoán đất), các đối tượng này được gọi chung là bên nhận khoán.
Đồng thời tại Điều 15 Nghị định 135/2005/NĐ-CP có quy định về thời hạn giao khoán rừng như sau:
Điều 15. Giao khoán rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng trồng
1. Giao khoán rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
…….
đ) Thời gian khoán theo chu kỳ kinh doanh của từng loại rừng, nhưng tối đa không quá 50 năm.
2. Giao khoán rừng sản xuất là rừng trồng.
…
d) Thời gian giao khoán theo chu kỳ kinh doanh của từng loại rừng, nhưng tối đa không quá 50 năm.
Căn cứ từ các quy định trên thì việc Ban quản lý rừng phòng hộ có rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng trồng được phép giao khoán cho cán bộ, nhân viên đang làm việc thời gian giao khoán tối đa không quá 50 năm.
Thứ hai, về việc Giám đốc Ban quản lý chỉ định nhà thầu phụ thực hiện gói thầu trên 10.000.000.000 đồng cho cá nhân.
Tại Khoản 36 Điều 4 Luật đấu thầu 2013 có quy định như sau:
36. Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Tại Khoản 2 Điều 128 Nghị định 63/2014/NĐ-CP có quy định như sau:
2. Quản lý đối với nhà thầu phụ:
a) Nhà thầu chính được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các nghĩa vụ của nhà thầu chính. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện;
b) Nhà thầu chính không được sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất chỉ được thực hiện khi được chủ đầu tư chấp thuận;
c) Nhà thầu chính chịu trách nhiệm lựa chọn, sử dụng các nhà thầu phụ có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu thực hiện các công việc được giao. Trường hợp là nhà thầu phụ quan trọng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, việc đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ được thực hiện theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu;
d) Nhà thầu chính chịu trách nhiệm thanh toán đầy đủ, đúng tiến độ cho nhà thầu phụ theo đúng thỏa thuận giữa nhà thầu chính với nhà thầu phụ.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về giao khoán đất rừng qua tổng đài: 1900.6568
Ngoài ra, tại Điều 5 Luật đấu thầu 2013 có quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư như sau:
Điều 5. Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư
2. Nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;
b) Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật;
c) Đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;
d) Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.
3. Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh; trường hợp liên danh phải có
văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh.
Theo thông tin bạn trình bày, Giám đốc ban quản lý rừng chỉ định nhà thầu phụ thực hiện gói thầu trên 10.000.000.000 đồng cho cá nhân. Do thông tin bạn trình bày còn quá chung chung nên bạn cần xác định những vấn đề sau:
+ Ông Giám đốc ban quản lý rừng có thẩm quyền lựa chọn nhà thầu phụ hay không?
+ Cá nhân được lựa chọn là nhà thầu phụ có tư cách hợp lệ theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật đấu thầu 2013 hay không? Có nằm trong danh sách các nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất hay không?
+ Việc sử dụng nhà thầu phụ có phải để thực hiện công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất hay không?
Bạn cần xác định rõ được ba vấn đề trên, nếu không đáp ứng được một trong ba vấn đề trên thì việc sử dụng nhà thầu phụ là không đúng theo quy định của pháp luật.