Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ? Thủ tục mua, trang bị công cụ hỗ trợ? Cấp giấy phép mua công cụ hỗ trợ?
Hiện nay có thể nói ngoài các loại vũ khí chuyên dụng, vũ khí thể theo thì công cụ hỗ trợ cũng là một phương tiện để thi hành công vụ trong những trường hợp cụ thể đo pháp luật quy định. Để có thể trang bị công cụ hỗ trợ thì phải thục hiện theo thủ tục nhất định. Vậy Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ? Thủ tục mua, trang bị công cụ hỗ trợ được pháp luật quy định như thê nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý: Luật quản lý, sử dụng vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017
Mục lục bài viết
1. Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ:
Căn cứ theo quy định tại điều 55. Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ Luật quản lý, sử dụng vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định cụ thể:
1. Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ bao gồm:
a) Quân đội nhân dân;
b) Dân quân tự vệ;
c) Cảnh sát biển;
d) Công an nhân dân;
đ) Cơ yếu;
e) Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
g) Cơ quan thi hành án dân sự;
h) Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, Kiểm ngư, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản;
i) Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;
k) Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường;
l) An ninh hàng không, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải;
m) Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ;
n) Ban Bảo vệ dân phố;
o) Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
p) Cơ sở cai nghiện ma túy;
q) Các đối tượng khác có nhu cầu trang bị công cụ hỗ trợ thì căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển, Cơ yếu và câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
3. Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị công cụ hỗ trợ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
Căn cứ theo quy định tại khoản 11, điều 3 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) quy định ” công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp.” Chính vì thế nên việc sử dụng công cụ hỗ trợ phải thực hiện đúng đối tượng dược trang bị và mục đích sử dụng.
Dựa trên uy định này chúng ta có thể thấy pháp luật đề ra 14 đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ. Theo đó những đối tượng này khi được giao sử dụng công cụ hỗ trợ có trách nhiệm sử dụng đúng mục đích, đúng quy định, khi mang công cụ hỗ trợ phải mang theo giấy chứng nhận, giấy phép sử dụng, bảo quản đúng chế độ, đúng quy trình và phải bàn giao cho người có trách nhiệm quản lý, bảo quản theo đúng quy định sau khi kết thúc nhiệm vụ hoặc hết thời hạn được giao.
Bên cạnh đó tổ chức, doanh nghiệp được trang bị, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ phải lập hồ sơ, sổ sách theo dõi, khi sử dụng phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cho phép và ghi vào hồ sơ, sổ sách theo dõi; sau khi sử dụng phải bàn giao cho người được giao quản lý kho, nơi cất giữ để bảo dưỡng, bảo quản và ký nhận vào sổ theo dõi. Trong những trường hợp sử dụng công cụ hỗ trợ vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc lạm dụng việc sử dụng công cụ hỗ trợ để xâm phạm tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Thủ tục mua, trang bị công cụ hỗ trợ:
Căn cứ theo quy định tại điều 56. Thủ tục trang bị công cụ hỗ trợ Luật quản lý, sử dụng vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định cụ thể:
Thủ tục trang bị công cụ hỗ trợ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định sau đây:
– Hồ sơ đề nghị bao gồm:
+ Văn bản đề nghị trang bị của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nêu rõ nhu cầu, điều kiện, số lượng, chủng loại công cụ hỗ trợ cần trang bị;
+ Bản sao quyết định thành lập cơ quan, tổ chức hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
+ Bản sao quyết định thành lập lực lượng bảo vệ chuyên trách đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thành lập lực lượng bảo vệ chuyên trách;
– Hồ sơ đề nghị trang bị công cụ hỗ trợ lập thành 01 bộ và nộp tại
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy phép trang bị công cụ hỗ trợ và hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện việc trang bị; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
– Giấy phép trang bị công cụ hỗ trợ có thời hạn 30 ngày.
Lưu ý: Thủ tục trang bị công cụ hỗ trợ đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển, Cơ yếu và câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Như vậy có thể thấy pháp luật đã quy định rất chi tiết về vấn đề thực hiện thủ tục trang bị công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật. Theo đó hồ sơ đề nghị phải có đầy đủ loại giấy tờ như trên và thời hạn của giấy phép trang bị công cụ hỗ trợ ctheo quy định là 30 ngày.
3. Cấp giấy phép mua công cụ hỗ trợ:
1. Thành phần và số lượng hồ sơ
Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mua công cụ hỗ trợ, bao gồm:
Văn bản đề nghị mua công cụ hỗ trợ.
Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Quyết định thành lập lực lượng bảo vệ chuyên trách (áp dụng đối với các cơ quan, doanh nghiệp thành lập lực lượng bảo vệ chuyên trách).
Giấy giới thiệu của người đến liên hệ.
Người có tên trong giấy giới thiệu có trách nhiệm xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ.
+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
2. Trình tự thực hiện:
Bước 1 : Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2 : Các cơ sở sau đây đến nộp hồ sơ tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội – Công an thành phố Hải Phòng.
Bước 3 : Cấp giấy phép mua công cụ hỗ trợ và Tổ chức có giấy phép mua công cụ hỗ trợ mua tại nơi ghi trong giấy phép.
3. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.
4. Đối tượng thực hiện: Tổ chức
5. Cơ quan thực hiện: Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
6. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép mua công cụ hỗ trợ.
7. Lệ phí: 10.000 đồng/1 khẩu/chiếc.
8. Yêu cầu thực hiện: Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an được phép sản xuất, kinh doanh công cụ hỗ trợ mới được cấp Giấy phép mua công cụ hỗ trợ.
9. Cơ sở pháp lý:
+ Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (Luật số 14/2017/QH14 ngày 20/6/2017).
+ Nghị định số 79/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
+ Thông tư số 16/2018/TT-BCA ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
+ Thông tư số 17/2018/TT-BCA ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.
+ Thông tư số 18/2018/TT-BCA ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về biểu mẫu và trình tự cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy phép, Giấy xác nhận về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, thông báo xác nhận khai báo vũ khí thô sơ.
+