Ưu đãi xã hội? Đối tượng được hưởng ưu đãi xã hội? Các hình thức ưu đãi xã hội?
Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa là những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được truyền từ đời này sang đời khác. Ưu đãi xã hội là một trong những chính sách quan trọng của Nhà nước góp phần đảm bảo truyền thống đó bởi thông qua việc thực hiện chính sách này đã thể hiện thái độ, tình cảm của nhà nước ta, của cả dân tộc và của các thế hệ con cháu đối với những người đã cống hiến hy sinh cho đất nước. Bài viết dưới đây
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Ưu đãi xã hội:
1.1. Ưu đãi xã hội là gì?
Ưu đãi xã hội được hiểu là sự đãi ngộ của Nhà nước, của cộng đồng và toàn xã hội về vật chất cũng như tinh thần đối với người có công và gia đình họ.
Chế độ ưu đãi xã hội: Bao gồm các quy định của Nhà nước về chính sách, chế độ đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế- xã hội.
Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, công tác ưu đãi đối với thương binh, liệt sĩ và người có công đã có những bước phát triển mới về chất, đó là việc ban hành ra Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Pháp lệnh ưu đãi người có công với nước, cùng với hệ thống cơ chế, chính sách ưu đãi được ban hành có tác dụng to lớn sâu rộng về chính trị, xã hội được toàn dân hưởng ứng và đồng lòng.
Ưu đãi xã hội là một bộ phận của hệ thống An sinh xã hội, ưu đãi xã hội có vai trò hết sức quan trọng. Cùng với bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội thực hiện sứ mệnh bảo vệ một số thành viên đặc thù của xã hội. Không những thế, nó còn thể hiện thái độ, tình cảm của đất nước, của dân tộc, của thế hệ con cháu, đối với những người đã cống hiến, hy sinh cho đất nước. Chính vì vậy, ưu đãi xã hội có ý nghĩa trên mọi bình diện của đời sống xã hội: kinh tế, xã hội, chính trị và pháp lý.
1.2. Phân loại ưu đãi xã hội:
Ưu đãi xã hội được phân loại dựa trên các căn cứ sau đây:
– Thứ nhất: Căn cứ vào đối tượng hưởng ưu đãi xã hội:
+ Chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
+ Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của người có công với cách mạng.
– Thứ hai: Căn cứ vào nội dung chế độ ưu đãi xã hội:
+ Chế độ ưu đãi về vật chất.
+ Chế độ ưu đãi về tinh thần.
– Thứ ba: Căn cứ vào chủ thể thực hiện ưu đãi xã hội:
+ Nhà nước thực hiện ưu đãi xã hội từ ngân sách nhà nước.
+ Tổ chức Mặt trận tổ quốc Việt Nam thực hiện ưu đãi xã hội từ Quỹ đền ơn đáp nghĩa.
+ Cộng đồng xã hội thực hiện ưu đãi xã hội từ thu nhập của chính họ.
1.3. Nguyên tắc thực hiện ưu đãi xã hội:
Ưu đãi xã hội được thực hiện phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây, cụ thể là:
– Ưu đãi người có công với cách mạng trước hết là trách nhiệm của Nhà nước.
– Thực hiện công bằng và công khai trong từng đối tượng và chính sách ưu đãi xã hội.
– Nhà nước phải xác định các chế độ ưu đãi hợp lí.
– Mức ưu đãi xã hội phải phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước ta.
– Cần phải xã hội hóa công tác ưu đãi xã hội.
2. Đối tượng được hưởng ưu đãi xã hội:
Có hai nhóm đối tượng chính sau đây sẽ được hưởng ưu đãi xã hội:
– Thứ nhất, nhóm đối tượng là những người có cống hiến đặc biệt cho công cuộc bảo vệ tổ quốc, cụ thể bao gồm: Liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ; Thương binh, bệnh binh: Thương binh thuộc lực lượng vũ trang bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên do chiến đấu hay phục vụ chiến đấu; bệnh binh thuộc quân nhân , mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do chiến đấu hay hoạt động trong điều kiện thiếu thốn. Những người hoạt động cách mạng : những người lấy sự nghiệp giải phóng dân tộc làm mục tiêu lý tưởng của cả đời mình.
– Thứ hai, nhóm đối tượng là những người có cống hiến đặc biệt trong quá trình xây dựng đất nước ví dụ như: các giáo sư, bác sĩ, anh hùng lao động, các vị lãnh đạo nhà nước…
Ưu đãi xã hội là sự đãi ngộ đặc biệt của Nhà nước về cả vật chất và tinh thần nhằm ghi nhớ, đền đáp công lao của cá nhân, tổ chức có cống hiến, hy sinh đặc biệt cho Tổ quốc, cơ chế ưu đãi xã hội mang trong mình những nét riêng đặc biệt trong hệ thống An sinh xã hội Việt Nam. Các đối tượng được hưởng ưu đãi xã hội, được quy định tại Điều 3 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm các đối tượng là người có công với Cách mạng và thân nhân của họ, cụ thể gồm các đối tượng sau:
– Người có công với cách mạng bao gồm các đối tượng:
+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.
+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
+ Liệt sĩ.
+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
+ Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến.
+ Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh.
+ Bệnh binh.
+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
+ Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày.
+ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế.
+ Người có công giúp đỡ cách mạng.
– Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ.
Ngoài ra, pháp luật An sinh xã hội, trong quy định về các đối tượng được hưởng ưu đãi xã hội, tại
3. Các hình thức ưu đãi xã hội:
Ngày nay, ưu đãi xã hội có vai trò quan trọng trên mọi bình diện của đời sống xã hội: như kinh tế, chính trị, xã hội và pháp lý.
Các chính sách ưu đãi xã hội đối với những người có công sẽ không chỉ là sự hỗ trợ về mặt đời sống vật chất cũng như tinh thần cho họ nó còn tạo cho người dân trong toàn đất nước Việt Nam sự tin tưởng vào chế độ xã hội tốt đẹp, đây là nguồn động viên khích lệ đối với thành viên khác trong xã hội sẵn sàng xả thân vì nước khi đất nước lâm vào các hoàn cảnh khó khăn.
Theo Điều 5 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng được quy định cụ thể như sau:
– Tùy vào từng đối tượng, người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi chủ yếu như sau:
Thứ nhất là trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần;
Thứ hai là các chế độ ưu đãi khác bao gồm:
+ Bảo hiểm y tế.
+ Điều dưỡng phục hồi sức khỏe.
+ Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động – thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên.
+ Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm.
+ Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
+ Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở.
+ Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước.
+ Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng.
+ Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh.
+ Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.
Như vậy, ta có thể hiểu các hình thức ưu đãi xã hội được Nhà nước áp dụng là các hình thức cụ thể sau đây:
– Ưu đãi xã hội bằng tiền mặt: Tiền có thể hưởng trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần, mai táng phí khi chết, chi phí y tế; hiện vật là xây dựng các nhà tình nghĩa hay tặng quà vào dịp lề tết…
– Ưu đãi xã hội bằng các hình thức khác:
Chăm sóc sức khỏe: Cấp thẻ bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khỏe.
Hỗ trợ người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ có khó khăn về nhà ở.
Được ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; được hỗ trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học.
Hỗ trợ học phí cho con em họ, nghỉ dưỡng, miễn giảm thuế.
Chế độ khác.
Tất cả những hình thức này đảm bảo đời sống vật chất cho người có công.
– Ưu đãi xã hội bằng tinh thần thông qua bằng khen, huân huy chương, dựng tượng đài, ưu tiên con em gia đình tròn vấn đề việc làm.
Mức trợ cấp, phụ cấp đối với người có công với cách mạng:
Hiện nay, theo quy định của