Đối tượng áp dụng chế độ bồi dưỡng công việc độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm. Mức chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm.
Đối tượng áp dụng chế độ bồi dưỡng công việc độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm. Mức chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào Công ty Luật Dương Gia. Tôi xin hỏi công nhân vận hành máy tạo hạt và nhân viên vệ sinh vật liệu, đóng gói trong doanh nghiệp sản xuất nhựa (doanh nghiệp tư nhân) có thuộc ngành nghề nặng nhọc, độc hại không? Mức hưởng trợ cấp nặng nhọc, độc hại cho từng đối tượng cụ thể là bao nhiêu và căn cứ theo quy định nào của nhà nước? Rất mong nhận được sự giải đáp của Công ty Luật Dương Gia. Trân trọng cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
+ Thông tư 36/2012/TT- BLĐTBXH
2. Giải quyết vấn đề
Việc xác định người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm căn cứ vào Danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ lao động – Thương binh và Xã hội ban hành; ngoài tên gọi chức danh nghề có kèm theo mô tả đặc điểm điều kiện lao động.
Nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại được quy định trong Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 36/2012/TT- BLĐTBXH:
“2. Người lao động làm các nghề, công việc như các nghề, công việc ban hành tại Thông tư này và các Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13 tháng 10 năm 1995, Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30 tháng 7 năm 1996, Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26 tháng 12 năm 1996,
Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 03 tháng 3 năm 1999,Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2000,Quyết định số ngày 18 tháng 9 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì được áp dụng và được hưởng các chế độ về bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội như các nghề, công việc đã ban hành.”1152/2003/QĐ-BLĐTBXH
Căn cứ theo quy định tại Quyết định 1629/BLĐTBXH-QĐ ngành nghề vận hành máy dệt bao PP, PE các loại thuộc danh mục ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Như vậy, công nhân vận hành máy tạo hạt trong doanh nghiệp sản xuất nhựa thuộc danh mục ngành nghề độc hại nguy hiểm.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật ngành nghề độc hại nguy hiểm: 1900.6568
Căn cứ theo Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ, Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ, Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ,
Tùy theo yêu cầu thực tế, công ty quyết định đưa yếu tố điều kiện lao động để thiết kế các mức lương trong thang lương, bảng lương hoặc quy định thành chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 7
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH người lao động làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật. Mức bồi dưỡng được quy định tại khoản 2, Điều 2 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH:
"2. Mức bồi dưỡng:
a) Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:
– Mức 1: 10.000 đồng;
– Mức 2: 15.000 đồng;
– Mức 3: 20.000 đồng;
– Mức 4: 25.000 đồng.
b) Việc xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật cụ thể theo điều kiện lao động và chỉ tiêu môi trường lao động được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này."