Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật bao gồm những đối tượng nào? Pháp luật điều chỉnh về đối tượng này ra sao?
* Đối tượng của đấu thầu hàng hóa, dịch vụ theo quy định của Luật Thương mại:
Xuất phát từ quy định về đấu thầu theo quy định tại khoản 1, Điều 214 có thể rút ra được đối tượng của đấu thầu hàng hóa, dịch vụ theo quy định của Luật Thương mại là tất cả những hàng hóa được phép lưu thông và dịch vụ được phép thực hiện theo quy định của pháp luật.
Thứ nhất: Hàng hóa thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Thương mại được quy định tại khoản 2 Điều 3 như sau: “ Hàng hóa bao gồm:
a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
b) Những vật gắn liền với đất đai”
Thứ hai: Dịch vụ trong thương mại có thể hiểu là bao gồm tất cả các dịch vụ mà pháp luật không cấm và được thực hiện nhằm mục đích sinh lời. Dịch vụ hiểu theo cách tiếp cận của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ ( GATS) của Tổ chức Thương mại thế giới ( WTO) bao gồm 12 ngành và 155 phân ngàn, được xác định dựa trên bảng phân loại các dịch vụ cơ bản của Liên hợp quốc ( Danh mục PCPC/CPC). Vì vậy, các hoạt động đấu thầu dịch vụ như: Đấu thầu dịch vụ thiết kế công trình, dịch vụ xây lắp, dịch vụ tư vấn, dịch vụ du lịch, dịch vụ vận chuyển… mà do các thương nhân tổ chức nhằm mục đích sinh lợi nhuận thì đều được coi là đấu thầu dịch vụ trong thương mại.
Theo đó, có thể kể ra một số hàng hóa , dịch vụ bị cấm kinh doanh như: Vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyện dùng quân sự, công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng; Các chất ma túy; Các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách; Kinh doanh mại dâm, tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em; Tổ chức đánh bạc, gá bạc dưới mọi hình thức…
* Đối tượng của Luật Đấu thầu:
Đối tượng của Luật Đấu thầu năm 2013 là những hoạt động đấu thầu mua sắm công. Như trên đã phân tích, đấu thầu mua sắm công là đấu thầu mua sắm những hàng hóa, dịch vụ công, tức là những hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu chung của nhân dân và nguồn vốn để thực hiện hoạt động đấu thầu là nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, vốn ODA ( vốn viện trợ chính thức). Được quy định ở điều 2 Luật đấu thầu 2013. Theo quy định của Luật Thương mại đó là những gói thầu thuộc dự án quy định tại khoản 1, Điều 1 Luật đấu thầu 2013
Luật đấu thầu năm 2013 đã mở rộng đối tượng điều chỉnh so với Luật đấu thầu năm 2005, Luật đấu thầu năm 2013 còn áp dụng đối với các dự án liên kết mà vốn Nhà nước dưới 30% nhưng có tổng mức đầu tư của dự án trên 500 tỷ đồng, hoạt động sử dụng vốn nhà nước đầu tư ra nước ngoài; hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) và dự án đầu tư có sử dụng đất.
Như vậy, đối tượng của Luật Đấu thầu là những hoạt động mua sắm công, có sử dụng nguồn vồn Nhà nước
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Kết luận: Từ những phân tích trên có thể nhận thấy đối tượng của đấu thầu theo quy định của Luật Thương mại 2005 và Luật Đấu thầu 2013 là khác nhau:
– Đấu thầu theo Luật Thương mại đó là hoạt động thương mại, nhằm mục đích sinh lời, có đối tượng bao gồm tất cả những hàng hóa được phép lưu thông và dịch vụ được phép thực hiện theo quy định của pháp luật. Các quy định về đấu thầu trong
– Trong khi đó, đồi tượng của đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu là những hoạt động mua sắm công ( những hàng hóa, dịch vụ công), có sử dụng nguồn vồn Nhà nước và phi thương mại .