Tư vấn pháp luật? Đối tượng thực hiện tư vấn luật?
Ngày nay, dịch vụ
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
1. Tư vấn pháp luật:
1.1. Khái niệm hoạt động tư vấn pháp luật:
Theo quy định tại Điều 28 Luật luật sư sửa đổi 2012 đã đưa ra định nghĩa tư vấn pháp luật là việc làm của những người hành nghề luật hướng dẫn, đưa ra ý kiến, hỗ trợ khách hàng soạn thảo các văn bản liên quan đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ.
Về bản chất, tư vấn pháp lý là việc những chủ thể đủ điều kiện tư vấn pháp luật đưa ra những lời khuyên cho các chủ thể có nhu cầu để họ tham khảo khi giải quyết, quyết định công việc. Việc tham gia ý kiến theo góc độ pháp luật với tư cách là cộng tác viên.
Hay ta có thể hiểu đơn giản như sau, hoạt động tư vấn pháp luật là những việc luật sư, trợ giúp viên pháp lý hay cộng tác viên pháp lý sẽ hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ, khi thực hiện tư vấn pháp luật các chủ thể nêu trên phải bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng. Những người có hiểu biết về pháp luật có thể giải đáp pháp luật, ứng xử theo quy định của pháp luật trong những trường hợp cụ thể nhằm giúp mọi người thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của họ.
1.2. Đặc điểm của hoạt động tư vấn pháp luật:
Tư vấn pháp luật có những đặc điểm cơ bản sau đây:
– Đặc điểm đầu tiên cần kể đến đó là hoạt động tư vấn pháp luật là một loại dịch vụ pháp lý.
Các đối tượng trợ giúp pháp lý thường nhằm mục đích thu lợi nhuận hoặc không thu lợi nhuận. Đặc biệt, khi có nhu cầu của khách hàng, luật sư có nhiệm vụ bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác của luật sư bao gồm giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính, giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại, dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch và thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.
– Những người có kiến thức pháp luật trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và đạt trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định, có kinh nghiệm tư vấn pháp luật và khả năng chuyên sâu mới được tham gia tư vấn pháp luật.
– Hoạt động tư vấn pháp luật sẽ liên quan đến tư vấn bằng văn bản hoặc bằng miệng về một vấn đề pháp lý nào đò mà sẽ ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của người nhận được tư vấn.
– Trong hoạt động tư vấn pháp luật thì đa số mọi người có kiến thức và am hiểu pháp luật lấy pháp luật làm công cụ để giải quyết các vấn đề pháp cho mọi người dựa trên pháp luật, tuân thủ pháp luật, quy chế và trách nhiệm nghề nghiệp để tư vấn pháp luật.
– Hoạt động tư vấn pháp luật là một trong những ngành nghề lao động trí óc đòi hỏi người tư vấn pháp lý chịu trách nhiệm cá nhân cao, có tính độc lập khách quan, trung thực để thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật.
– Khi hoạt động tư vấn pháp luật đòi hỏi những người trợ giúp pháp lý tìm được giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề.
– Người tư vấn pháp luật trong hoạt động tư vấn pháp luật đối với xã hội, đối với nghề nghiệp cần có sự cần mẫn, khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề đòi hỏi biết sử dụng các khả năng nghề nghiệp một cách thành thạo, chuẩn xác phải có sự chặt chẽ cẩn thận để trợ giúp pháp lý cho mọi người trong xã hội.
– Một đặc điểm nữa rất quan trọng đó là tư vấn pháp luật đòi hỏi người tư vấn phải phân tích toàn diện vấn đề và dựa trên các quy định của pháp luật để áp dụng cho tình hình cụ thể của từng người, từng vụ việc – trái ngược với suy đoán dựa trên những sự kiện chung chung.
1.3. Vai trò của hoạt động tư vấn pháp luật:
Tư vấn pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của xã hội khi càng ngày càng có nhiều các mối quan hệ được thiết lập, những vấn đề phát sinh trong mọi lĩnh vực xảy ra hàng ngày.
Tư vấn pháp luật giúp cho các chủ thể làm đúng với quy định của pháp luật, đảm bảo được hoạt động của xã hội theo một chuẩn mực nhất định. Do vậy mà hoạt động tư vấn pháp luật có vai trò rất quan trọng và cần thiết đối với xã hội hiện nay.
Thông qua hoạt động tư vấn pháp luật sẽ giúp rất nhiều các tổ chức, cá nhân có thể hiểu rõ hơn về những quy định của pháp luật. Đối tượng mà hoạt động tư vấn pháp luật hướng tới rất nhiều, pháp luật Việt Nam không hạn chế về những trường hợp không có quyền được tư vấn pháp luật, bất cứ ai có nhu cầu đều được tư vấn pháp luật để giải quyết các vấn đề mà mình đang gặp phải
Có rất nhiều hình thức tư vấn pháp luật trong thực tiễn đời sống. Ví dụ như; qua tổng đài, qua website, qua email,… vì hình thức tư vấn đa dạng, qua đó mà có nhiều giải đáp pháp luật cho nhiều cá nhân, tổ chức ở phạm vi dù xa hay gần, từ đó giúp cho đối tượng được tư vấn hiểu về quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong các quan hệ pháp luật trên cơ sở quy định của pháp luật.
Tư vấn pháp luật còn có vai trò nữa đó là cung cấp cho cá nhân, tổ chức những hiểu biết pháp luật ở mức cơ bản, phổ thông về một vấn đề nhất định và cụ thể. Từ đó giúp họ hiểu rõ vị thế, quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình trong một quan hệ pháp luật cụ thể nảy sinh trong đời sống xã hội. Khi họ hiểu được những quyền và nghĩa vụ của mình thì sẽ cư xử đúng với pháp luật, hạn chế được sự xâm phạm về quyền và lợi ích của người khác.
Ngoài ra, tư vấn pháp luật còn có vai trò quan trọng giúp cho người được tư vấn nâng cao sự hiểu biết về pháp luật của mình, từ đó giúp họ tránh được những sai phạm và đưa ra hành vi phù hợp trong thực tiễn. Qua quá trình tư vấn, họ sẽ có nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử đúng, hình thành và phát huy ý thức tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh pháp luật.
Một vai trò vô cùng quan trọng nữa của hoạt động tư vấn pháp luật là thông qua hoạt động tư vấn sẽ phát hiện được những điểm còn thiếu sót và những quy định còn hạn chế, những bất cập tồn tại trong việc xây dựng pháp luật, từ đó giúp người có chuyên môn kịp thời đưa ra những kiến nghị sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Hoạt động tư vấn pháp luật còn góp phần giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nước, của tổ chức và công dân.
Hoạt động tư vấn pháp luật sẽ giúp cho sự hiểu biết pháp luật được nâng cao, làm tránh được tình trạng cơ quan nhà nước lạm quyền, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để thực hiện những hành vi trái với quy định của pháp luật. Các tổ chức hay cá nhân cũng không thể lách luật, cố tình làm sai những quy định mà pháp luật đề ra.
2. Đối tượng thực hiện tư vấn luật :
2.1. Các đối tượng được thực hiện tư vấn luật :
Việc tư vấn pháp luật có vai trò và ý nghĩa quan trọng nên các đối tượng thực hiện tư vấn được pháp luật Việt Nam quy định cụ thể trong
Theo quy định tại Điều 18
– Thứ nhất: Tư vấn viên pháp luật. Tư vấn viên pháp luật phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện được quy định trong pháp luật Việt Nam thì mới được cấp thẻ tư vấn viên pháp luật.
– Thứ hai: Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo
– Thứ ba: Cộng tác viên tư vấn pháp luật.
Như vậy, ta nhận thấy để được thực hiện tư vấn luật, người tư vấn phải là một trong ba chủ thể nêu trên. Đây đều là những đối tượng có trình độ chuyên môn cao, có hiểu biết sâu sắc về hệ thống pháp luật, được cấp bằng, chứng chỉ hành nghề và đã có những kinh nghiệm trên thực tiễn.
2.2. Sinh viên luật có được phép tư vấn pháp luật cho người khác không?
Như vậy, hiện nay, pháp luật chỉ mới ghi nhận ba trường hợp trên được thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật. Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành của đặt ra điều kiện về chuyên môn đối với những người thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật phải là những người có trình độ ít nhất là cử nhân luật trở lên.
Theo các quy định nêu trên, các sinh vên luật sẽ không được phép