Chính sác cho đối tượng bảo trợ xã hội thường xuyên. Pháp luật hiện hành quy định về những đối tượng bảo trợ thường xuyên bao gồm những đối tượng nào?
Trong mỗi quốc gia, bao giờ cũng tồn tại một bộ phận đối tượng cần trợ giúp, bất kể quốc gia đó có điều kiện kinh tế phát triển đến đâu. Đối tượng có nhu cầu trợ giúp ở Việt Nam là rất lớn, hoàn cảnh khó khăn của các đối tượng cũng khác nhau và sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng cũng chỉ trong chừng mực nhất định. Chính vì vậy, pháp luật trợ giúp cũng quy định cụ thể phạm vi đối tượng trợ giúp xã hội với những tiêu chí xác định đối tượng cụ thể, chú trọng đến các điều kiện về kinh tế như xác định hộ nghèo, tình trạng sức khỏe hoặc thân nhân cụ thể của đối tượng,…
1. Căn cứ pháp lý:
- Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng hưởng BTXH thường xuyên
- Nghị định 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP
- Nghị định 67/2007/NĐ-CP
2. Giải quyết vấn đề:
Mục lục bài viết
Thứ nhất, quy định về các đối tượng được bảo trợ xã hội thường xuyên
Theo quy định tại Điều 5
Nhóm 1: Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng : Đây là nhóm đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần được quan tâm và trợ giúp. Việc xác định trẻ em nhóm này căn cứ trên cơ sở độ tuổi, tình trạng mồ côi và khả năng tương tựa vào người thân thích. Những đối tượng thuộc nhóm này gồm :
– Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;
– Mồ côi cả cha và mẹ; Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật;
– Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
– Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật;
– Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
– Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành
– Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
– Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– … (Xem thêm Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng hưởng BTXH thường xuyên).
Trẻ em mồ môi là nhóm đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần được quan tâm và trợ giúp bởi các em mất nguồn nuôi dưỡng, chăm sóc của bố mẹ. Việc xác định trẻ em mồ côi hưởng trợ cấp xã hội được căn cứ trên cơ sở của độ tuổi, tình trạng mồ côi và khả năng nương tựa vào những người thân thích. Chính vì vậy, các đối tượng là trẻ em dưới 16 tuổi rơi vào những trường hợp được nêu tại Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội là những đối tượng được hưởng bảo trợ xã hội thường xuyên
Nhóm 2: Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất. Độ tuổi của trẻ em mồ côi được nâng lên 22 tuổi so với Nghị định 67/2007 được thay thế bằng Nghị định 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010 . ngày 21 Tháng Tư 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007. đã cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước với nhóm đối tượng này trong vấn đề giáo dục.
Ngoài trẻ em dưới 16 tuổi thì những đối tượng là người chưa thành niên từ đủ 16 đến 18 nhưng đang đi học văn hóa, học nghề có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên cũng là một trong những đối tượng được hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên. Như vậy, ta có thể thấy điều kiện hưởng cho đối tượng là trẻ mồ côi được mở rộng không chỉ giới hạn độ tuổi dưới 16 mà còn được mở rộng với một số trường hợp từ đủ 16 đến 22 tuổi nhằm đảm bảo quyền lợi cho đối tượng trong tương quan chung với chính sách chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Nhóm 3: Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.
Đối với nhóm đối tượng đặc biệt này, thì mặc dù các cháu là trẻ em dưới 16 tuy không năm trong nhóm 1 hay nhóm 2 nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn, thuộc hộ nghèo, cha mẹ hay người thân trong gia đình bị nhiễm các tệ nạn xã hội như HIV/AIDS. Khả năng lao động gần như là không có, cũng không thuộc trong các đối tượng hưởng các trợ cấp xã hội như : hư trí, người già, người có công thì các cháu cũng được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng. Đây là một trong những chính sách thể hiện sự quan tâm vô cùng sát sao với toàn bộ các nhóm đối tượng trong xã hội của nhà nước ta. Đây là nhóm đối tượng đầu tiên được quy định trong Nghị định 67/2007 được thay thế bằng Nghị định 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010 . sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007.
Nhóm 4: Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất (người đơn thân nghèo đang nuôi con).
Đối tượng người đơn thân nuôi con được hưởng trợ cấp xã hội bao gồm cả nam và nữ do gặp phải những khó khăn trong việc nuôi con nên được sự trợ giúp từ hệ thống trợ giúp xã hội. Để được hưởng trợ cấp này từ xã hội thì cần đáp ứng đủ điều kiện sau:
+Điều kiện đối với người con: là con đẻ hoặc con nuôi hợp pháp dưới 16 tuổi, trường hợp con đang đi học văn hóa, học nghề thì được áp dụng tới dưới 22 tuổi
+ Điều kiện đối với người đơn thân trực tiếp nuôi dưỡng: phải được xác nhận yêu cầu về tình trạng kinh tế, đối tượng phải thuộc hộ gia đình nghèo theo Tiêu chuẩn hộ nghèo do Chính phủ quy định.
Luật sư
Nhóm 5: Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng;
Đối với trường hợp này thì tiêu chí hộ nghèo được xác định theo chuẩn nghèo quốc gia được Chính phủ quy định theo từng giai đoạn cụ thể. Với những đặc điểm của người già cô đơn như sức khỏe suy giảm, thậm chí không còn khả năng lao động trong khi các nhu cầu như bảo vệ sức khỏe, chi phí sinh hoạt phục vụ cho nhu cầu sống cơ bản, chi phí y tế, sự cô đơn tuyệt vọng trước khó khăn của cuộc sống… Vì vậy, những đối tượng này rất cần đến sự trợ giúp từ hệ thống an sinh xã hội.
– Người từ đủ 85 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại Điểm a Khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
– Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.
Đây là nhóm đối tượng mới được bổ sung trong đối tượng hưởng trợ cấp xã hội thời gian gần đây xuất phát từ nhu cầu trợ giúp của đối tượng và khả năng đáp ứng của điều kiện kinh tế. Điều kiện hưởng của nhóm đối tượng này được xác định với độ tuổi rất cao đó là 85 tuổi và không xem xét đến tình trạng kinh tế, tài chính. Từ góc độ bảo vệ của hệ thống an sinh xã hội, những đối tượng này phải đảm bảo điều kiện không có khoản trợ cấp nào từ hệ thống an sinh xã hội như lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Nhóm 6: Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
Về điều kiện hưởng trợ cấp, căn cứ theo Nghị định 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP , Nghị định 67/2007 và các văn bản hướng dẫn thì những đối tượng là người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng phải đảm bảo điều kiện là không có khả năng lao động hoặc khả năng tự phục vụ. Với đối tượng người khuyết tật nặng không có khả năng lao động là người từ đủ 15 trở lên bị tàn tật, giảm thiểu chức năng không thể lao động được hội đồng xét duyệt cấp xã công nhận hoặc bệnh viện cấp huyện trở lên xác nhận.
Thứ hai, quy định về hồ sơ thực hiện chính sách bảo trợ xã hội
Đối với những trường hợp thuộc đối tượng hưởng chính sách bảo trợ xã hội ngoài việc quy định về điều kiện hưởng, pháp luật cũng quy định cụ thể và rõ ràng về hồ sơ, thủ tục xét duyệt về đối tượng hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội như sau:
Để được hưởng trợ cấp trợ giúp xã hội thường xuyên đối tượng phải đảm bảo thủ tục với quy trình về hồ sơ, trình tự xin hưởng trợ cấp
Về hồ sơ trợ cấp trợ giúp xã hội thường xuyên :Hồ sơ xin hưởng trợ cấp trợ giúp xã hội thường xuyên đối tượng phải đảm bảo các giấy tờ sau:
+Đơn đề nghị hưởng trợ cấp của đối tượng là cá nhân hoặc của gia đình, người thân, người giám hộ theo mẫu quy định;
+Sơ yếu lý lịch của đối tượng hưởng trợ cấp;
+Biên bản họp hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội tại xã, phường, thị trấn hoặc văn bản xác nhận của bệnh viện cấp huyện trở lên.
+ Trường hợp có ý kiến thắc mắc, khiếu nại, tố cáo sau khi đã niêm yết danh sách công khai cần có văn bản kết luận của Hội đồng xét duyệt cấp xã. Hồ sơ được gửi tới ủy ban nhân dân cấp xã xét duyệt.
Thứ ba, quy định pháp luật về thủ tục tiến hành hưởng trợ cấp trợ giúp xã hội thường xuyên
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ, hội đồng xét duyệt trợ cấp cấp xã tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ đối tượng nếu đủ điều kiện hưởng sẽ niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã trong vòng 7 ngày và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Hết thời hạn niêm yết nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại thì hội đồng hoàn thiện hồ sơ và trình chủ tịch UBND cấp xã có văn bản gửi phòng lao động- thương binh và xã hội xem xét giải quyết. Trường hợp có khiếu nại, tố cáo của công dân thì trong thời hạn 10 ngày hội đồng xét duyệt phải tiến hành xác minh và đưa ra kết luận công khai.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của cấp xã, phòng lao động thương binh xã hội có trách nhiệm thẩm định trình chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để ra quyết định cho từng đối tượng trong danh sách hưởng trợ cấp.