Muốn đổi họ của con sang họ của mẹ hoặc họ của cha dượng, chồng mới có được không? Đổi họ tên con có cần phải xin ý kiến của chồng cũ không? Thủ tục, hồ sơ đổi họ tên cho con sau khi đã ly hôn?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đổi họ tên cho con có phải có sự đồng ý của chồng cũ không?
- 2 2. Có được đổi họ của con sang họ cha dượng (chồng mới)?
- 3 3. Thủ tục thay đổi họ tên cho con sau ly hôn
- 4 4. Sau khi ly hôn, có được đổi họ của con sang họ mẹ?
- 5 5. Quyền đăng ký khai sinh cho con sau khi đã ly hôn?
- 6 6. Hồ sơ đổi họ cho con sang họ mẹ sau khi ly hôn?
1. Đổi họ tên cho con có phải có sự đồng ý của chồng cũ không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư. Tôi có một câu hỏi xin luật sư giải đáp hộ. Chị gái tôi lấy chồng được 2 năm và có 1 bé trai. Trong giấy khai sinh cháu mang họ bố là Nguyễn. Nhưng giờ hai vợ chồng chị tôi đã dị dị, chị và gia đình tôi nuôi cháu từ nhỏ, bố cháu không có bất kì một khoản trợ cấp nào. Bố cháu đã lấy vợ khác. Gia đình chúng tôi muốn thay đổi họ cho cháu sang họ mẹ là họ Văn.
Khi làm thủ tục thì cán bộ xã yêu cầu phải có chữ ký đồng ý của bố cháu. Như vậy thì rất khó. Vậy tôi xin hỏi cán bộ xã yêu cầu vậy có đúng không và có cách nào để gia đình tôi đổi họ cho cháu mà không cần chữ kí của bố cháu không ạ. Xin cảm ơn luật sư và mong được sự tư vấn sớm nhất từ phía luật sư?
Luật sư tư vấn:
Quyền thay đổi họ tên được quy định tại Điều 27, Điều 28
“Điều 27. Quyền thay đổi họ
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:
a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;”
Luật sư tư vấn pháp luật về thay đổi họ tên cho con sau ly hôn: 1900.6568
“Điều 28. Quyền thay đổi tên
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;”
Ngoài ra, Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch cũng quy định.
Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, thì:
“Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng”.
Theo đó, cả vợ và chồng đều có quyền và nghĩa vụ nhất định đối với con của mình kể cả khi quan hệ hôn nhân chấm dứt. Do vậy kể cả khi hai vợ chồng đã ly hôn thì giấy khi sinh của con được pháp luật công nhận vẫn xác định bố mẹ của con, quyền và nghĩa vụ của bố mẹ đối với con cái vẫn là như nhau, trong trường hợp người vợ là người trực tiếp nuôi con và người chồng không trực tiếp nuôi con nhưng vẫn được thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với con của mình.
Như vậy, trường hợp yêu cầu thay đổi họ cho con từ họ cha sang họ mẹ hoặc ngược lại phải xuất phát từ quyền lợi hợp pháp của con và phải được sự thỏa thuận, đồng ý của cả cha và mẹ. Do đó, việc chị gái bạn thay đổi họ cho con nếu không có lý do chính đáng và có sự đồng ý của bố đứa bé sẽ không có cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Trong trường hợp này gia đình có thể tìm cách liên lạc với bố cháu bé để được sự đồng ý của anh bằng văn bản, nếu không, cần phải có những cơ sở chứng minh việc mang họ cũ của bố ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của cháu, thay đổi họ cho cháu là hoàn toàn hợp lý, để đảm bảo cho quyền lợi hợp pháp của cháu không gặp khó khăn hoặc trở ngại gì trong cuộc sống không được gây ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, nhân phẩm, tinh thần của các thành viên trong gia đình cũng như bản thân cháu bé và bố.
2. Có được đổi họ của con sang họ cha dượng (chồng mới)?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư! Hiện giờ tôi đã ly hôn với chồng cũ và hiện tôi muốn đổi họ tên cho con sang họ tên của người chồng mới của tôi có được không? Nếu được thì thủ tục thực hiện như thế nào? Mong nhận được phản hồi sớm từ phía Luật sư! Xin cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Các trường hợp thay đổi họ của con hiện nay được quy định tại Điều 27 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Điều 27. Quyền thay đổi họ
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:
a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;
c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;
d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;
đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;
g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;
h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.”
Như vậy theo các quy định trên thì pháp luật không quy định về trường hợp đổi họ cho con từ họ cha đẻ sang họ cha dượng mà chỉ có thể đổi từ họ cha để sang họ mẹ đẻ.
3. Thủ tục thay đổi họ tên cho con sau ly hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi và vợ đã ly hôn từ ngày 26/4/2014. Vợ chồng tôi có một đứa con 16 tháng tuổi. Lúc ly hôn, theo thỏa thuận vợ tôi nuôi con và mỗi tháng tôi phải cấp dưỡng 500.000 đồng. Từ đó đến nay tôi vẫn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Thời gian vừa rồi cháu bị ốm đi bệnh viện, tôi mới biết là gia đình nhà vợ tôi đã thay đổi họ tên cho con mà không hề hỏi ý kiến của tôi. Như vậy có đúng không? Tôi xin chân thành cám ơn.
Luật sư tư vấn:
Ngoài ra khoản 1 Điều 7 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch quy định:
Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
Khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, quy định:
Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Từ các quy định trên, cả vợ và chồng đều có quyền và nghĩa vụ nhất định đối với con của mình kể cả khi quan hệ hôn nhân chấm dứt. Do đó, việc yêu cầu đổi họ tên cho con theo yêu cầu của một bên là vợ hoặc chồng đều phải được sự đồng ý của bên còn lại.
Như vậy, khi vợ bạn đổi họ tên cho con bạn phải được sự đồng ý của bạn. Việc đổi họ tên cho con phải xuất phát từ quyền lợi hợp pháp của con và phải được sự thỏa thuận, đồng ý của cả cha và mẹ. Do đó, việc vợ bạn thay đổi họ cho con nếu không có lý do chính đáng sẽ không có cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã giải quyết việc thay đổi họ tên của con bạn khi chưa có sự đồng ý của bạn, bạn có quyền khiếu nại cơ quan đã giải quyết việc thay đổi này theo quy định Luật khiếu nại 2011.
4. Sau khi ly hôn, có được đổi họ của con sang họ mẹ?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào quý luật sư. Tôi có chút câu hỏi như sau: Tôi có người bạn gái đã lấy chồng, có hai con chung, nhưng do kém may mắn nên đã ly dị được 3 năm, khi giải quyết, toà chấp nhận cho cô ý được nuôi hai con và hàng tháng người bố phải chu cấp đầy đủ theo thoả thuận hai bên đến khi con đủ 18 tuổi.
Nhưng do chưa có tháng nào người chồng cũ đưa đủ số tiền đã thoả thuận, mà tháng nào cũng thiếu 500 – 1 triệu, nay tôi đang muốn 2 cháu chuyển từ họ của người chồng cũ sang họ của tôi là ba dượng hoặc chuyển sang họ mẹ, vì lý do không muốn mang họ bố. Liệu có được không và cần giấy tờ gì liên quan cũng như cần xác nhận của ba cháu bé không? Chính vì lý do này, nên tôi xin đề nghị quý công ty cho lời khuyên cũng như cách giải quyết! Cảm ơn quý công ty đã giúp đỡ!
Luật sư tư vấn:
Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền thay đổi họ nhu sau:
“Điều 27. Quyền thay đổi họ
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:
a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;
c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;
d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;
đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;
g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;
h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.”
Khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch như sau:
“Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó”.
Theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình 2014, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Như vậy, theo quy định trên, một trong những trường hợp thay đổi họ của cá nhân là thay đổi họ cho con từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ, trong trường hợp thay đổi cho con chưa thành niên thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ và đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải có sự đồng ý của người đó.
Do đó, trong trường hợp của bạn, mẹ của con vẫn có quyền đổi họ cho con sang họ của mẹ theo quy định của pháp luật dân sự, tuy nhiên, phải có sự đồng ý của người cha về việc thay đổi họ cho con.
5. Quyền đăng ký khai sinh cho con sau khi đã ly hôn?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Tôi muốn hỏi ý kiến của Luật sư về quyền nuôi con sau khi ly hôn, mong luạt sư giúp tôi giải đáp! Tôi kêt hôn từ năm 2015, đến nay đã được 2 năm Và hiện đang có với nhau 1 con trai 8 tháng tuổi, Gia đình chồng tôi đã dùng giấy chứng sinh của cháu tôi để làm giấy khai sinh cho cháu và nhập khẩu của con trai tôi về nhà chồng tôi mà tôi thì không hay biết gì (trong khi khẩu của tôi vẫn còn bên nhà cha mẹ đẻ của mình). Vậy gia đình chồng tôi làm như vậy đúng hay sai, mong luật sư giúp tôi giải đáp.
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, vấn đề giành quyền nuôi con sau khi ly hôn:
Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn.
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Như vậy, vợ chồng có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi, con từ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Trường hợp của bạn, con bạn đều dưới 36 tháng tuổi nên về nguyên tắc sẽ do bạn trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, Tòa sẽ phải căn cứ vào các yếu tố sau đây để xem xét giao quyền nuôi con.
– Điều kiện vật chất: dựa trên thu nhập thực tế, tài sản, điều kiện sinh hoạt, điều kiện học tập của cha mẹ;
– Yếu tố tinh thần: Thời gian giành cho con, dạy dỗ, quan tâm, chăm sóc, tình cảm giành cho con, phẩm chất, đạo đức của cha mẹ,..
Thứ hai, về việc đăng ký khai sinh:
Căn cứ Điều 15, Điều 16 Luât hộ tịch 2014 quy định như sau:
“Điều 15. Trách nhiệm đăng ký khai sinh.
1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
2. Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.
Điều 16. Thủ tục đăng ký khai sinh
1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ.”
Như vậy, theo căn cứ trên thì cha hoặc mẹ có thể đăng ký khai sinh cho con. Do vậy, việc chồng bạn đăng ký khai sinh cho con là hoàn toàn hợp pháp.
6. Hồ sơ đổi họ cho con sang họ mẹ sau khi ly hôn?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Bộ luật dân sự 2015:
“Điều 27. Quyền thay đổi họ
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:
a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;”
Như bạn trình bày thì bạn hoàn toàn có quyền thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ.
Theo khoản 1 Điều 88,
Hồ sơ thay đổi họ cho con:
– Tờ khai (theo mẫu quy định);
– Bản chính Giấy khai sinh của con bạn;
– các giấy tờ có liên quan đến việc thay đổi, cải chính lại hộ tịch
– Văn bản thể hiện sự đồng ý giữa bạn và cha của đứa bé trong việc thay đổi họ tên cho con bạn
– Nội dung xác nhận của con về việc thay đổi họ