Hiện nay, thực hiện cơ chế chuyển đổi chứng minh thư nhân dân sang căn cước công dân theo quy định của Nhà nước, khi đó số giấy tờ cá nhân bị thay đổi hoàn toàn, nhiều người dân thắc mắc việc thay đổi đó có kéo theo theo phải đính chính lại thông tin trên Sổ đỏ, sổ hồng không?
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp đính chính lại Sổ đỏ:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 106
– Thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất bị sai sót so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó.
– Thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất có sai sót so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.
2. Đổi sang CCCD có phải đính chính sổ đỏ, sổ hồng không?
Đính chính thông tin trên sổ đỏ, sổ hồng (Giấy chứng nhận) được hiểu là việc có thông tin bị sai sót về thông tin thửa đất và/hoặc thông tin của chủ sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở gắn liền với đất thì sẽ tiến hành đính chính.
Như đã phân tích tại mục 1, khi thuộc 02 trường hợp trên, người dân mới cần làm thủ tục đính chính lại thông tin trên Sổ đỏ, Sổ hồng.
Căn cứ tại điểm g khoản 1 Điều 17 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT, được sửa đổi bởi Khoản 14 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định như sau:
– Về thông tin tên, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên.
– Được quyền xác nhận thay đổi các thông tin sau:
+ Thông tin về pháp nhân;
+ Số Giấy chứng minh nhân dân;
+ Số thẻ Căn cước công dân;
+ Thông tin địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.
– Xác nhận thông tin thay đổi về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp đồng thời với thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất.
Do vậy, theo quy định trên, trường hợp người dân có nhu cầu muốn xác nhận lại sự thay đổi thông tin về số căn cước công dân của mình trên Sổ đỏ, Sổ hồng thì hoàn toàn được. Thực tế, pháp luật không có quy định bắt buộc khi chuyển từ chứng minh thư nhân dân sang căn cước công dân người dân phải đính chính lại Sổ đỏ, Sổ hồng.
Thực tế nhiều người dân lo ngại sau khi có sự thay đổi hẳn số chứng minh thư nhân dân sang căn cước công dân gắn chip, khi thực hiện các thủ tục liên quan đến đất đai, Văn phòng công chứng hay cơ quan Nhà nước sẽ không kiểm tra được hai số đó là cùng một người thì sẽ gây khó khăn, vướng mắc về thủ tục. Tuy nhiên, khi chuyển hết sang căn cước công dân gắn chíp, trên đó có mã QR, người dân tiến hành thủ tục tại các cơ quan đó chỉ cần mang căn cước công dân gắn chíp đến, cán bộ, nhân viên có thẩm quyền sẽ thực hiện quét mã QR trên thẻ căn cước công dân gắn chíp, khi đó sẽ xác định số chứng minh nhân dân trên Giấy chứng nhận và số trên căn cước công dân gắn chíp là cùng một người. Do vậy, người dân không cần lo ngại vấn đề giấy tờ không đồng nhất của mình.
3. Hồ sơ, thủ tục xác nhận số chứng minh thư nhân dân chuyển sang căn cước công dân:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ để tiến hành thủ tục xác nhận số chứng minh thư nhân dân chuyển sang căn cước công dân bao gồm:
– Đơn đăng ký biến động (theo mẫu số 09/ĐK).
– Sổ đỏ, Sổ hồng đã được cấp (bản gốc).
– Giấy tờ tùy thân bao gồm chứng minh nhân dân cũ và Căn cước công dân gắn chíp mới (bản sao có chứng thực).
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Người có nhu cầu sau khi chuẩn bị hồ sơ như trên sẽ nộp tại:
Đối với cá nhân, hộ gia đình nộp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký đất đai.
Trường hợp địa phương nào chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện.
(quy định tại Điều 19 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT, sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BTNMT).
Bước 3: Hoàn tất và trao lại Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) cho người dân:
Sau khi hoàn tất thủ tục, cán bộ thực hiện trao trả lại Sổ đỏ, Sổ hồng cho người dân. Căn cứ khoản 7 Điều 18 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT, sửa đổi bởi Khoản 17 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định nội dung xác nhận thay đổi số chứng minh thư nhân dân sang căn cước công dân sẽ thể hiện như sau:
“Người sử dụng đất (hoặc chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất)… (ghi cụ thể nội dung thay đổi: đổi tên, thay đổi giấy CMND, Giấy chứng nhận đầu tư,… địa chỉ) từ… thành… (ghi thông tin trước và sau khi thay đổi) theo hồ sơ số… (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)”.
4. Mẫu đơn đăng ký thay đổi số chứng minh nhân dân sang căn cước công dân trên Sổ đỏ, Sổ hồng:
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc | Mẫu số 09/ĐK | |||||
|
|
| ||||
PHẦN GHI CỦA NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ Đã kiểm tra nội dung đơn đầy đủ, rõ ràng, thống nhất với giấy tờ xuất trình. Vào sổ tiếp nhận hồ sơ số:…….Quyển…. Ngày…… / …… / …….… Người nhận hồ sơ (Ký và ghi rõ họ, tên)
|
| |||||
|
| |||||
ĐƠN ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI, TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
|
| |||||
|
| |||||
Kính gửi: …………. |
|
| ||||
|
| |||||
I. PHẦN KÊ KHAI CỦA NGƯỜI ĐĂNG KÝ (Xem hướng dẫn viết đơn trước khi kê khai; không tẩy xoá, sửa chữa trên đơn) |
| |||||
1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất 1.1. Tên (viết chữ in hoa): …………….. 1.2. Địa chỉ(1):………… |
|
| ||||
2. Giấy chứng nhận đã cấp 2.1. Số vào sổ cấp GCN:……….…; 2.2. Số phát hành GCN:…………; 2.3. Ngày cấp GCN … / … / …… …….; |
|
| ||||
3. Nội dung biến động về: …………….. |
|
| ||||
3.1. Nội dung trên GCN trước khi biến động: -.………; ………….; ………….; ………….; ………….; ………….; | 3.2. Nội dung sau khi biến động: -….………; ……………; ……………; …………… |
| ||||
4. Lý do biến động …………… |
|
| ||||
5. Tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với thửa đất đăng ký biến động …………… |
|
| ||||
6. Giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi nộp kèm theo đơn này gồm có: – Giấy chứng nhận đã cấp; ………… |
|
| ||||
|
Tôi ð có nhu cầu cấp GCN mới ð không có nhu cầu cấp GCN mới
Tôi cam đoan nội dung kê khai trên đơn là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
…, ngày … tháng …. năm…
Người viết đơn
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)
II- XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ (Đối với hộ gia đình, cá nhân đề nghị được tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp khi hết hạn sử dụng và đối với trường hợp chứng nhận bổ sung quyền sở hữu tài sản vào Giấy chứng nhận đã cấp) | |
… | |
Ngày……. tháng…… năm …… Công chức địa chính (Ký, ghi rõ họ tên)
| Ngày……. tháng…… năm …… TM. Ủy ban nhân dân Chủ tịch (Ký tên, đóng dấu)
|
III- Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI | |
…… | |
Ngày……. tháng…… năm …… Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ) | Ngày……. tháng…… năm …… Giám đốc (Ký tên, đóng dấu)
|
IV- Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (Chỉ ghi ý kiến đối với trường hợp gia hạn sử dụng đất) | |
………… | |
Ngày……. tháng…… năm …… Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)
| Ngày……. tháng…… năm …… Thủ trưởng cơ quan (Ký tên, đóng dấu) |
Chú ý:
– Kê khai theo đúng tên và địa chỉ như trên GCN đã cấp, trường hợp có thay đổi tên thì ghi cả thông tin trước và sau khi thay đổi và nộp giấy tờ chứng minh sự thay đổi.
– Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không thuộc trường hợp “dồn điền đổi thửa”; chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng; trường hợp xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ vào Giấy chứng nhận thì không kê khai, không xác nhận các thông tin tại Điểm 5 của mục I, các mục II, III và IV của Đơn này.
– Đối với trường hợp xác định lại diện tích đất ở cho hộ gia đình, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận thì không kê khai, không xác nhận các thông tin tại Điểm 5 của Mục I, các mục II và IV của Đơn này.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định chi tiết