Pháp luật quy định chặt chẽ đối với việc tham gia tố tụng tại phiên tòa. Theo đó, hành vi đội nón, đeo kính đen khi chưa có sự đồng ý của Chủ tòa phiên tòa là hành vi trái pháp luật. Vậy đối với hành vi này bị phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đội nón, đeo kính đen trong phiên toà bị phạt như thế nào?
Câu hỏi: Anh Minh, Nghệ An có câu hỏi như sau:
Chào Luật sư, tôi là Minh năm nay 27 tuổi. Trong một lần đi xem xử án hôn nhân của một người hàng xóm. Tôi thấy ông B ngồi ghế kế cạnh đeo kính đen nên tôi cũng đeo kính đen vì tôi ngồi kế cạnh cửa số và có ánh sáng chiếu qua khe cửa sổ khiến tôi cảm thấy chói mắt. Hỏi ra, mới biết ông B đau mắt đỏ và được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Còn tôi thì bị phạt tiền đối với hành vi đeo kính trong phòng xử án. Tôi rất ức chế, vì rõ ràng tôi chỉ đeo kính nhưng tôi ngồi chăm chú lắng nghe và không gây tiếng ồn, Thế nhưng quý Tòa lại nhắc nhở tôi nhiều lần mà phạt tiền tôi làm tôi mất mặt với những người tham dự phiên tòa. Liệu qúy Tòa có khắt khe quá với hành vi của tôi không? Rất mong được câu trả lời của Luật Dương Gia. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật Dương Gia.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới ban biên tập của Luật Dương Gia. Chúng tôi gửi bạn câu trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 234 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về nội quy của phiên tòa như sau:
Trong phòng xử án, những người tham gia phiên tòa không được đội mũ, nón, không được đeo kính màu trong phòng xử án, trừ trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa; không sử dụng điện thoại di động, không hút thuốc, không ăn uống trong phòng xử án hoặc có hành vi khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa.
Như vậy, căn cứ theo quy định của nội quy phiên tòa thì không được phép đeo kính màu trong phòng xử án. Trừ trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Do đó, đối với hành vi đeo kính, đội mủ trong phòng xử án khi chưa được cho phép là hành vi trái pháp luật.
Dân chiếu đến quy định tại điểm e khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định về hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, phiên họp như sau:
– Đối với một trong các hành vi sau đây thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng:
+ Người nào có hành vi sử dụng điện thoại, tạo các tạp âm hoặc thực hiện các hành vi khác gây mất trật tự tại phiên tòa;
+ Người để thiết bị điện tử ở trạng thái tắt camera hoặc tắt âm thanh micro tại phiên tòa mặc dù được chủ tọa phiên tòa nhắc nhở;
+ Người cố tình không đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án, khi Hội đồng xét xử tuyên án mà không được chủ tọa phiên tòa cho phép;
+ Bị cáo không đứng dậy khi Kiểm sát viên công bố bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố mà không được chủ tọa phiên tòa cho phép;
+ Người có hành vi hút thuốc, ăn uống trong phòng xử án;
+ Người mặc trang phục khi tham dự phiên tòa không nghiêm túc, đội mũ, nón, đeo kính màu trong phòng xử án không có lý do chính đáng và không được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa;
Như vậy, theo quy định được nêu trên thì việc đội mũ nón, đeo kính nhâm trong phòng xử án không có lý do chính đáng và không được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa là một trong những hành vi vi phạm nội quy phiên tòa. Đối với việc đội mũ nón trong phiên tòa, trong phòng xử án không có lý do chính đáng và không được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng.
Vậy, dẫn chiếu đến câu hỏi của bạn việc ông B đeo kính trong phòng xử án mà không bị phạt do ông B có lý do chính đáng và đã được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa. Còn đối với trường hợp của bạn, vì bạn không có lý do chính đáng nên bạn phải tuân thủ nghiêm chỉnh nội quy của phiên tòa. Do đó, việc Thẩm phán đã nhắc nhở bạn nhiều lần nhưng bạn không chấp hành nên việc bạn bị phạt tiền là có căn cư.
2. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền xử phạt hành vi đội mũ nón trong phiên tòa không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định về thẩm quyền xử phạt của Tòa án nhân dân như sau:
Tòa án nhân dân có thẩm quyền xử phạt sau đây:
– Kể từ khi được phân công giải quyết vụ án thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền:
+ Ra quyết định phạt cảnh cáo;
+ Ra quyết định phạt tiền có giá trị đến 1.000.000 đồng;
+ Tiến hành tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
Như vậy, theo quy định trên thì kể từ khi được phân công, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ có quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền có giá trị đến 1.000.000 đồng. Đối với hành vi đội mũ nón, đeo kính nhâm trong phiên tòa, trong phòng xử án khi không có lý do chính đáng và không được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng.
Do đó, kể từ khi được phân công, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ có quyền xử phạt hành vi đội mũ nón trong phiên tòa nêu trên.
3. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền lập biên bản về hành vi đội mũ nón trong phiên tòa không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định về việc lập biên bản vi phạm hành chính như sau:
Đối với trường hợp lập biên bản vi phạm hành chính được thực hiện như sau:
– Người có thẩm quyền sẽ tiến hành lập biên bản về hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự bao gồm:
+ Người có thẩm quyền tiến hành xử phạt theo quy định tại Điều 25 của Pháp lệnh này;
+ Thẩm phán được phân công tiến hành giải quyết vụ án, vụ việc;
+ Thẩm tra viên; Thư ký Tòa án đang thực hiện thi hành công vụ, nhiệm vụ;
+ Người có thẩm quyền khác của Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự đang thực hiện thi hành công vụ, nhiệm vụ.
– Việc lập biên bản vi phạm hành chính sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 58 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức liên quan nếu có lỗi trong việc lập biên bản, chuyển biên bản vi phạm hành chính, chuyền hồ sơ vụ vi phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo như quy định nêu trên thì người có thẩm quyền lập biên bản về hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự có bao gồm người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 25 của Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định về Thẩm quyền xử phạt của Tòa án nhân dân, trong đó có Thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Như vậy, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ là người có quyền lập biên bản về hành vi đội mũ nón trong phiên tòa.
Trên đây là tư vấn của Luật sư Luật Dương Gia các nội dung mà liên quan đến Đội nón, đeo kính đen trong phiên toà bị phạt như thế nào. Trường hợp quý bạn cần những hỗ trợ cụ thể hay những giải đáp hợp lý, cụ thể hơn thì quý bạn đọc có thể liên hệ qua số điện thoại hotline 1900.6568 tđể được hỗ trợ tư vấn chi tiết.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 xử phạt vi phạm hành chính với hành vi cản trở hoạt động tố tụng.