Doanh nghiệp yêu cầu đóng bảo hiểm khi không thanh toán lương. Đòi quyền lợi của người lao động khi doanh nghiệp không thanh toán tiền lương.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi làm việc cho công ty TNHH MTV ĐT&XD Tân Thuận một khoảng thời gian nhưng đến năm 2010 công ty không giao việc cho tôi làm nữa. Khi ký kết hợp đồng không thời hạn với công ty có điều khoản thỏa thuận về tiền lương là lương được hưởng theo công trình. Trong khoảng thời gian đó công ty không bố trí việc làm và cũng không trả lương cho tôi nên tháng 8 năm 2013 tôi quyết đinh làm đơn xin nghỉ việc nhưng không thấy công ty hồi đáp, đến năm 2016 tôi làm đơn xin nghỉ một lần nữa thì công ty chấp thuận và bắt tôi phải đóng 14 triệu tiền BHXH mà tôi chưa đóng từ 2010-2016. Vậy luật sư có thể tư vấn giúp tôi việc công ty làm như vậy có đúng pháp luật không?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Khi anh và công ty giao kết hợp đồng, hai bên thỏa thuận các nội dung trong hợp đồng trong đó có mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác (được quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 23, Bộ luật lao động 2012). Theo khoản 1, 2, Điều 4 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 16/11/2015 quy định Mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thỏa thuận ghi trong
“1. Mức lương, ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.
2. Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:
a) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.”
Theo điều khoản 3, khoản 4, Điều 22, Nghị định 05/2015/NĐ-CP giải thích khoản 1 Điều 91 Bộ luật lao động 2012 về hình thức trả tiền lương:
“2. Tiền lương theo sản phẩm được trả căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.
3. Tiền lương khoán được trả căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.”
Do vậy do hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng với điều khoản là lương được hưởng theo công trình thì việc anh không được hưởng lương hàng tháng là đúng theo quy định của pháp luật.
Khi không được sắp xếp công việc phù hợp do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế (quy định tại Điều 44,
“3. Người lao động làm việc theo
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Bạn phải thông báo cho chủ sử dụng lao động trước ít nhất là 45 ngày. Khi đó hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của anh sẽ không bị trái theo pháp luật hiện hành. Đồng thời người sử dụng lao động phải có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho anh theo quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động 2012:
“1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”
Theo khoản 3, Điều 85 Luật bảo hiểm 2014 thì “3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.” Và khoản 4, Điều 86 Luật bảo hiểm 2014: “Người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này.” Vì vậy trong trường hợp này công ty không có quyền yêu cầu anh bổ sung số tiền bảo hiểm xã hội còn thiếu cho công ty.