Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế.Nông nghiệp công nghệ cao là một nền nông nghiệp ứng dụng hợp lý những công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản. Vậy doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là gì?
- 2 2. Những tiêu chí nào để xác định doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao?
- 3 3. Thủ tục công nhân doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như thế nào?
- 4 4. Hiệu lực của Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là bao lâu?
- 5 5. Hoạt động nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bao gồm những gì?
1. Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Công nghệ cao 2008 sửa đổi bổ sung 2019 quy định doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như sau:
– Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hiểu là doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong việc sản xuất sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị gia tăng cao.
Theo đó, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ được xác định là doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị gia tăng cao.
2. Những tiêu chí nào để xác định doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Công nghệ cao 2008 sửa đổi bổ sung 2019 quy định doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như sau:
– Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Ứng dụng công nghệ cao sẽ thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển quy định tại Điều 5 của Luật này để sản xuất sản phẩm nông nghiệp;
+ Có hoạt động nghiên cứu và thử nghiệm ứng dụng công nghệ cao để có mục đích sản xuất sản phẩm nông nghiệp;
+ Tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị và hiệu quả cao;
+ Áp dụng các biện pháp để nhằm thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam; trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam thì áp dụng tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế chuyên ngành.
Như vậy, theo như quy định trên thì doanh nghiệp nông nghiệp được xác định là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khi đáp ứng được các tiêu chí trên.
3. Thủ tục công nhân doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quyết định 19/2018/QĐ-TTg quy định liên quan đến thủ tục công nhân doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân sẽ có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gửi đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong đó bao gồm:
– Văn bản để đề nghị công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
– Bản sao đối với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ doanh nghiệp đã được cấp;
– Bản thuyết minh doanh nghiệp đối với trường hợp đáp ứng đủ các tiêu chí
– Các minh chứng cho việc các nội dung thuyết minh gồm:
+ Bản sao đối với báo cáo Tài chính của doanh nghiệp 02 năm liền kề trước khi đề nghị công nhận doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao;
+ Bản sao đối với các hợp đồng nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, mua vật tư thiết bị để phục vụ đổi mới công nghệ, sản phẩm… của Doanh nghiệp
+ Bản sao
+ Bản sao đối với Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn còn hiệu lực của sản phẩm, hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất;
+ Bản sao văn bản để minh chứng về bảo vệ môi trường đã được cấp có thẩm quyền cấp.
Bước 2: Trong thời hạn được xác định 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, quyết định thành lập Tổ thẩm định hồ sơ công nhận doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với các hồ sơ hợp lệ hoặc có văn bản thông báo cho doanh nghiệp về việc hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ;
Thời gian doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện hồ sơ sẽ không tính vào thời gian thẩm định.
Thành phần Tổ thẩm định sẽ có từ 7 đến 9 thành viên, gồm:
+ Tổ trưởng sẽ là đại diện lãnh đạo và 01 thư ký là chuyên viên thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Các thành viên khác trong đó gồm đại diện các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ; ngoài ra có thể mời thêm một số chuyên gia có liên quan.
Bước 3: Trong thời hạn được xác định 07 ngày làm việc sau khi có quyết định thành lập, Tổ thẩm định sẽ tiến hành họp thẩm định hồ sơ khi có ít nhất hai phần ba số thành viên có mặt. Tổ thẩm định có trách nhiệm đánh giá hồ sơ do doanh nghiệp lập về tính đầy đủ, chính xác, đáp ứng các điều kiện theo quy định; lập biên bản họp gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bước 4: Trong thời hạn được xác định 03 ngày làm việc kể từ ngày họp, trên cơ sở kết quả họp Tổ thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Bước 5: Trong thời hạn được xác định 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết quả tổng hợp từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quyết định cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và gửi cho doanh nghiệp, trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận phải có thông báo lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp
4. Hiệu lực của Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Quyết định 19/2018/QĐ-TTg quy định về hiệu lực của Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như sau:
– Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được xác nhận có hiệu lực 05 năm kể từ ngày cấp.
– Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đó là căn cứ để doanh nghiệp sẽ được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Luật công nghệ cao và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có hiệu lực được xác định là 05 năm kể từ ngày cấp.
5. Hoạt động nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 36 Nghị định 10/2024/NĐ-CP quy định về việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao như sau:
– Hoạt động nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong đó bao gồm: nghiên cứu thích nghi, liên kết các hoạt động nghiên cứu, làm chủ công nghệ cao được chuyển giao, công nghệ cao được nhập khẩu; nghiên cứu hoàn thiện, sản xuất thử nghiệm phát triển công nghệ cao ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, chuyển giao công nghệ cao, trình diễn mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
– Đối với các dự án đầu tư cơ sở nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao được thực hiện tại khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ngoài việc đáp ứng các nguyên tắc quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 35 Nghị định này, còn phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
+ Có mục tiêu, lộ trình nghiên cứu, kế hoạch; có kế hoạch chuyển giao, thương mại hóa, ứng dụng công nghệ cao sản xuất sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ công nghệ cao;
+ Công nghệ của dự án đầu tư sẽ phải phù hợp đối với Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư và phát triển được ban hành kèm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trong trường hợp công nghệ của dự án đầu tư là công nghệ tiên tiến không nằm trong danh mục nêu trên, công nghệ mới thì Ban quản lý khu công nghệ cao báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ về việc chấp thuận công nghệ nghiên cứu ứng dụng của dự án đầu tư;
+ Tạo ra các sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp, thay thế đối với các sản phẩm nhập khẩu và tăng cường sản phẩm xuất khẩu; tạo ra công nghệ phát huy được lợi thế, khắc phục hạn chế về điều kiện tự nhiên, thời tiết, các kịch bản biến đổi khí hậu và phòng, trừ dịch bệnh;
+ Tuân thủ đầy đủ và nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn quản lý chất lượng và quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trong lĩnh vực hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật;
+ Đáp ứng đầy đủ tiêu chí về nhân lực lao động, nhân lực thực hiện hoạt động nghiên cứu, tỷ lệ chi và nội dung chi cho hoạt động nghiên cứu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì hoạt động nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong đó bao gồm: Liên kết các hoạt động nghiên cứu, nghiên cứu thích nghi, làm chủ công nghệ cao được chuyển giao, công nghệ cao được nhập khẩu; nghiên cứu hoàn thiện, sản xuất thử nghiệm phát triển công nghệ cao ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, trình diễn mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuyển giao công nghệ cao.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Công nghệ cao 2008 sửa đổi bổ sung 2019.
THAM KHẢO THÊM: