Khái quát về dịch vụ môi giới bảo hiểm? Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động của công ty môi giới bảo hiểm? Quy định chung về văn phòng đại diện của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam?
Hiện nay, xu hướng đầu tư vào các ngành dịch vụ ở Việt Nam đang ngày càng tăng lên, trong đó lĩnh vực bảo hiểm là một trong những ngành nghề được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Kinh doanh dịch vụ môi giới mua bảo hiểm trong những năm gần đây được rất nhiều người lựa chọn. Vậy kinh doanh dịch vụ môi giới là gì? Khi thành lập công ty môi giới bảo hiểm cần đáp ứng điều kiện, thủ tục ra sao? Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
–
– Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi năm 2010.
–
– Nghị định 151/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.
Mục lục bài viết
- 1 1. Khái quát về dịch vụ môi giới bảo hiểm:
- 2 2. Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động của công ty môi giới bảo hiểm:
- 3 3. Quy định về văn phòng đại diện của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam:
- 3.1 3.1. Hoạt động của văn phòng đại diện doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam:
- 3.2 3.2. Cấp Giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam:
- 3.3 3.3. Quy định về việc sửa đổi, bổ sung Giấy phép đặt văn phòng đại diện:
- 3.4 3.4. Quy định về việc báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài:
1. Khái quát về dịch vụ môi giới bảo hiểm:
Theo Điều 90
– Cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm.
– Tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm.
– Đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm.
– Thực hiện các công việc khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.
Như vậy, hoạt động môi giới bảo hiểm sẽ bao gồm các nội dung và hoạt động cụ thể được nêu trên. Khi các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động môi giới bảo hiểm cần thực hiện đúng các công việc được nêu trên để đảm bảo hoạt động của chính mình và quyền lợi của các chủ thể có liên quan theo đúng quy định của pháp luật.
Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được quy định như sau:
– Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển thị trường bảo hiểm, thị trường tài chính của Việt Nam.
2. Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động của công ty môi giới bảo hiểm:
Theo Điều 6
– Các tổ chức, cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện cụ thể như sau:
+ Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền và không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn.
+ Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
+ Trường hợp tổ chức tham gia góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán thì các tổ chức này phải bảo đảm duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định pháp luật chuyên ngành.
– Tổ chức nước ngoài góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện quy định trên còn phải đáp ứng các điều kiện cụ thể như sau:
+ Tổ chức nước ngoài góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải là doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm tại Việt Nam.
+ Tổ chức nước ngoài góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có ít nhất 7 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm.
+ Tổ chức nước ngoài góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về hoạt động môi giới bảo hiểm của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
Như vậy, để các cá nhân hay tổ chức được thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm các chủ thể cần đáp ứng các điều kiện cụ thể được nêu trên. Việc quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý và có những ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển và hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm.
3. Quy định về văn phòng đại diện của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam:
3.1. Hoạt động của văn phòng đại diện doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam:
Theo quy định của pháp luật thì các văn phòng đại diện doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện các hoạt động sau đây:
– Làm chức năng văn phòng liên lạc.
– Nghiên cứu thị trường.
– Xúc tiến xây dựng các dự án đầu tư của văn phòng đại diện doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài.
– Thúc đẩy và theo dõi việc thực hiện các dự án do văn phòng đại diện của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tài trợ tại Việt Nam.
– Một số các hoạt động khác phù hợp với pháp luật Việt Nam.
Cần lưu ý rằng văn phòng đại diện của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam không được thực hiện các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
3.2. Cấp Giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam:
Các doanh nghiệp môi giới nước ngoài muốn đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam phải gửi Bộ Tài chính một bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đặt văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 110 Luật kinh doanh bảo hiểm. Hồ sơ xin cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu cụ thể như sau:
– Đơn xin đặt văn phòng đại diện.
– Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài nơi đóng trụ sở chính.
– Bảng tổng kết tài sản,
– Họ, tên, lý lịch của Trưởng văn phòng đại diện tại Việt Nam.
– Bản giới thiệu về doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài và hoạt động hợp tác với các cơ quan, tổ chức Việt Nam.
Pháp luật quy định rằng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
Ngoài ra, trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép, văn phòng đại diện phải chính thức hoạt động.
3.3. Quy định về việc sửa đổi, bổ sung Giấy phép đặt văn phòng đại diện:
Các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Giấy phép đặt văn phòng đại diện trong các trường hợp sau đây, bao gồm:
– Các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Giấy phép đặt văn phòng đại diện trong trường hợp thay đổi tên gọi, quốc tịch, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài.
– Các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Giấy phép đặt văn phòng đại diện trong trường hợp thay đổi tên gọi của văn phòng đại diện.
– Các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Giấy phép đặt văn phòng đại diện trong trường hợp thay đổi nội dung hoạt động của văn phòng đại diện.
Hồ sơ sửa đổi, bổ sung Giấy phép gồm các tài liệu, giấy tờ cụ thể như sau:
– Văn bản đề nghị theo mẫu do Bộ Tài chính quy định cụ thể.
– Văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài hoặc bằng chứng chứng minh những thay đổi quy định tại khoản 1 Điều 98
Cần lưu ý rằng trong thời hạn 11 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
3.4. Quy định về việc báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài:
Việc
– Văn phòng đại diện của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam nộp Bộ Tài chính báo cáo định kỳ hoạt động của văn phòng theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ thay đổi Trưởng văn phòng đại diện, địa điểm đặt trụ sở và người làm việc tại văn phòng đại diện, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài thông báo cho Bộ Tài chính. Nội dung thông báo bao gồm các tài liệu, giấy tờ cụ thể như sau:
+ Văn bản theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.
+ Lý lịch, bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác theo quy định pháp luật đối với trường hợp thay đổi Trưởng văn phòng đại diện và người làm việc tại văn phòng đại diện.
+ Bằng chứng chứng minh quyền sử dụng địa điểm đặt văn phòng đại diện đối với trường hợp thay đổi địa điểm đặt văn phòng đại diện.
Như vậy, đây là quy định cụ thể của pháp luật về việc báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam. Các văn phòng đại diện doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam cần đáp ứng đủ các quy định cụ thể được nêu trên để được phép hoạt động tại Việt Nam cũng như bảo đảm được quyền lợi hợp pháp của chính bản thân mình.