Lệ phí môn bài hay thuế môn bài là loại thuế mà các doanh nghiệp có trách nhiệm phải nộp hàng năm cho Cơ quan quản lý thuế theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp giải thể liệu có phải đóng loại thuế này hay không?
Mục lục bài viết
1. Doanh nghiệp giải thể có phải nộp thuế môn bài không?
Thuế môn bài là một dạng thuế kinh doanh áp dụng cho cả tổ chức và cá nhân thường xuyên hoặc buôn bán hàng hóa từng lô hàng theo quy định của Pháp luật Thuế Công thương nghiệp năm 1983.
Hiện nay, thuật ngữ “thuế môn bài” không còn được sử dụng phổ biến nữa. Thay vào đó, thuật ngữ “lệ phí môn bài” đã thay thế và được sử dụng trong các văn bản pháp lý hiện hành. Tuy nhiên, người dân vẫn quen với cách gọi là “thuế môn bài” hơn.
Trong quá trình giải thể công ty, doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo hoàn thành mọi nghĩa vụ với cơ quan thuế và các hợp đồng liên quan đã được ký kết. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chú ý thông báo về quá trình giải thể cho cơ quan thuế sớm nhất để đảm bảo quá trình giải thể được hoàn tất và tránh phải nộp thuế môn bài. Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 về hướng dẫn Luật Quản lý thuế quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế như sau:
– Người nộp lệ phí môn bài (trừ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) mới thành lập (bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh) hoặc có thành lập thêm đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh thực hiện nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.
– Trường hợp trong năm có thay đổi về vốn thì người nộp lệ phí môn bài nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi.
Như vậy, các tổ chức, doanh nghiệp đã khai thuế môn bài và đang hoạt động kinh doanh không cần phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho các năm sau, trừ khi có thay đổi về các yếu tố liên quan đến mức thuế môn bài phải nộp.
Cũng tại điểm a khoản Điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 về hướng dẫn Luật Quản lý thuế quy định thời hạn nộp lệ phí môn bài muộn nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm. Điều này cho thấy các doanh nghiệp cần hoàn thiện quá trình giải thể trước thời hạn thuế nêu trên để tránh phải nộp lệ phí môn bài.
2. Quy trình, thủ tục giải thể doanh nghiệp:
2.1. Các trường hợp doanh nghiệp bị giải thể:
Căn cứ khoản 1 Điều 207
– Hết thời hạn hoạt động như đã quy định trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn.
– Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp áp dụng cho doanh nghiệp tư nhân; của Hội đồng thành viên áp dụng cho công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty áp dụng cho công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông áp dụng cho công ty cổ phần.
– Trong thời gian 06 tháng liên tục, nếu số lượng thành viên của công ty không còn đủ theo quy định của Luật này mà không thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp khác được quy định tại Luật Quản lý thuế 2019.
Tuy nhiên, để được giải thể, doanh nghiệp phải đảm bảo hoàn thành hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
2.2. Quy trình thủ tục giải thể doanh nghiệp:
Căn cứ tại Điều 208
– Thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp. Nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
+ Lý do giải thể;
+ Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;
+ Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ
+ Họ, tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị;
– Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng;
– Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, nghị quyết, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế và người lao động trong doanh nghiệp. Nghị quyết, quyết định giải thể phải được công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và niêm yết tại các địa điểm công cộng như trụ sở chính, chi nhánh, và văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp vẫn còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán, thì cần gửi kèm nghị quyết, quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ cho các chủ nợ, người có quyền và lợi ích liên quan. Phương án giải quyết nợ cần bao gồm thông tin về chủ nợ như tên, địa chỉ, số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán; cũng như cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại từ phía chủ nợ.
– Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo về tình trạng giải thể của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được nghị quyết, quyết định giải thể từ doanh nghiệp. Thông báo cần đi kèm với việc đăng tải nghị quyết, quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có).
– Các khoản nợ của doanh nghiệp được ưu tiên thanh toán theo thứ tự sau đây:
+ Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và
+ Nợ thuế;
+ Các khoản nợ khác;
– Sau khi đã thanh toán chi phí giải thể doanh nghiệp và các khoản nợ, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần;
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp;
– Nếu sau 180 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết, quyết định giải thể theo quy định tại khoản 3 của Điều này mà không có ý kiến hoặc phản đối bằng văn bản từ doanh nghiệp hoặc bên liên quan, hoặc trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
– Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp.
3. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp gồm những gì?
Căn cứ Điều 210 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về hồ sơ giải thể doanh nghiệp bao gồm 02 loại tài liệu sau:
– Thông báo về giải thể doanh nghiệp;
– Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có).
Theo đó, thành viên của Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, thành viên của Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu của công ty, chủ của doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên của công ty hợp danh, và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ giải thể của doanh nghiệp.
Trong trường hợp hồ sơ giải thể bị không chính xác hoặc giả mạo, những đối tượng được quy định nêu trên sẽ phải chịu trách nhiệm đồng thời thanh toán các quyền lợi chưa được giải quyết của người lao động, số thuế chưa nộp, số nợ khác chưa thanh toán, và cá nhân này sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hậu quả phát sinh trong vòng 05 năm kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Doanh nghiệp 2020
– Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 về hướng dẫn Luật Quản lý thuế
THAM KHẢO THÊM: