Doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn nợ bảo hiểm xã hội phải làm thế nào? Trách nhiệm của người sử dụng lao động.
Doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn nợ bảo hiểm xã hội phải làm thế nào? Trách nhiệm của người sử dụng lao động.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi xin hỏi luật sư một vấn đề như sau: Công ty tôi đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc cho nhiều lao động từ năm 2005 đến tháng 11/2011.Từ tháng 12/2011 đến 12/2012 công ty không đóng tiền cho cơ quan bảo hiểm. Sau năm 2012 công ty không tuyên bố phá sản nhưng cũng không hoạt động nữa. Trụ sở làm việc cũng đã bán. Giám đốc công ty không liên lạc được. Vậy xin hỏi luật sư: người lao động phải làm gì để được chốt sổ bảo hiểm xã hội?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
"Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
3. Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 45 và Điều 55 của Luật này đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.
4. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.
5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
6. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.
7. Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
8. Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật này".
Như vậy, việc tham gia bảo hiểm xã hội đối với công ty bạn trong quá trình hoạt động là bắt buộc nên khi công ty đã thu tiền của người lao động nhưng chưa nộp được coi là một khoản nợ của công ty.
Theo quy định tại Điểm b Mục 2 Công văn số 2266/BHXH-BT ngày 20/6/2013 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
"Đối với doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nếu Giám đốc doanh nghiệp có văn bản gửi cơ quan bảo hiểm xã hội cam kết trả đủ tiền nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thực hiện đóng trước bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, người lao động thôi việc để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội và chốt sổ bảo hiểm xã hội thì Giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh xem xét phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xác nhận thực trạng khó khăn của doanh nghiệp để giải quyết".
>>> Luật sư tư vấn pháp
Theo như thông tin bạn cung cấp thì hiện nay không thể liên lạc với giám đốc công ty. Trong trường hợp này, bạn cần lập hồ sơ và đơn đề nghị bạn cần ghi rõ công ty đã phá sản và yêu cầu chốt sổ bảo hiểm xã hội, sau đó nộp tại cơ quan bảo hiêm xã hội nơi công ty bạn đóng bảo hiểm xã hội. Với trường hợp chưa chốt sổ nhưng công ty đã có dấu hiệu phá sản, bạn và những người lao động khác cần liên hệ với bảo hiểm xã hội nơi quản lý doanh nghiệp để được kiểm tra, giải quyết.
Thủ tục bao gồm:
– Sổ bảo hiểm xã hội và các tờ rời sổ bảo hiểm xã hội (nếu có).
– Đơn đề nghị của người lao động ghi rõ lý do, tên đơn vị phá sản.
– Chứng minh nhân dân (bản photo)
–