Việc lập và xuất hoá đơn cần phải ghi rõ đơn vị tiền tệ được sử dụng để thanh toán hoá đơn. Hầu hết các hoá đơn tại Việt Nam đều ghi rõ mệnh giá và đơn vị tiền tệ Việt Nam là Việt Nam đồng. Vậy công ty khi kinh doanh và xuất hoá đơn có được xuất hoá đơn theo ngoại tệ hay không? Nếu được phép xuất hoá đơn theo ngoại tệ thì doanh nghiệp được phép xuất hóa đơn theo ngoại tệ khi nào?
Mục lục bài viết
1. Hoá đơn được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 39/2014/TT-BTC thì hoá đơn được quy định là một loại chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hoá cũng như cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 39/2014/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC thì hoá đơn hiện nay bao gồm các loại sau:
– Thứ nhất, hoá đơn giá trị gia tăng. Đây là loại hoá đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương thức khấu trừ khi kinh doanh các hoạt động sau:
+ Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;
+ Hoạt động vận tải quốc tế;
+ Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
– Thứ hai, hoá đơn bán hàng. Đây là loại hoá đơn thường thấy khi mua bán hàng hoá, sử dụng dịch vụ. Cụ thể được sử dụng cho các đối tượng sau:
+ Cá nhân, tổ chức sử dụng để tính thuế giá trị gia tăng theo phương thức trực tiếp khi bán hàng hoá, dịch vụ trong phạm vi nội địa hoặc xuất khẩu hàng hoá vào khu vực phi thuế quan và những trường hợp khác được xem như xuất khẩu;
+ Cá nhân, tổ chức trong khu phi thuế quan bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ nội địa và giữa các cá nhân, tổ chức trong khu phi thuế quan với nhau. Trong trường hợp này thì trong hoá đơn hàng hoá phải ghi rõ là hoá đơn “dành cho các cá nhân, tổ chức trong khu phi thuế quan”.
– Thứ ba, một số loại hoá đơn được thể hiện dưới dạng khác như: tem, thẻ,
– Thứ tư, phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng… Những loại hoá đơn này phải được đảm bảo nội dung và hình thức hợp pháp theo thông lệ quốc tế và những quy định tại những văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Thế nào là ngoại tệ?
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 07/2012/TT-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định về trạng thái ngoại tệ của tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì ngoại tệ được xác định đồng tiền của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực.
Theo quy định của Thông tư này thì tỷ giá quy đổi trạng thái của ngoại tệ được áp dụng theo quy định sau:
Thứ nhất, tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ: là tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố vào ngày báo cáo;
Thứ hai, tỷ giá giữa đồng Việt Nam và các ngoại tệ khác: là tỷ giá bán giao ngay chuyển khoản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vào cuối ngày báo cáo.
3. Doanh nghiệp được phép sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam không?
Hiện nay Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 32/2013/TT-NHNN quy định về những trường hợp được phép sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam tại Điều 4. Theo quy định này thì doanh nghiệp tại Việt Nam được phép sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Người cư trú trên lãnh thổ Việt Nam là tổ chức có tư cách pháp nhân được điều chuyển vốn nội bộ bằng ngoại tệ chuyển khoản giữa tài khoản của tổ chức đó với tài khoản của đơn vị phụ thuộc không có tư cách pháp nhân và ngược lại;
– Người cư trú là nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài thực hiện giao dịch bằng ngoại tệ trong các trường hợp sau:
+ Đối với chi phí ngoài nước liên quan đến việc thực hiện gói thầu thông qua đấu thầu quốc tế theo quy định tại Luật Đấu thầu: nhà thầu được chào thầu bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản từ chủ đầu tư, nhà thầu chính để thanh toán, chi trả và chuyển ra nước ngoài;
+ Đối với việc thực hiện gói thầu theo quy định của pháp luật về dầu khí thì nhà thầu được chào thầu bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản từ chủ đầu tư, nhà thầu chính để thanh toán, chi trả và chuyển ra nước ngoài.
– Người cư trú tại Việt Nam là doanh nghiệp bảo hiểm thì thực hiện giao dịch bằng ngoại tệ tại Việt Nam theo quy định sau:
+ Được báo giá, định giá, ghi giá dịch vụ bảo hiểm trong hợp đồng bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản từ bên mua bảo hiểm đối với hàng hóa, dịch vụ phải mua tái bảo hiểm ở nước ngoài;
+ Khi phát sinh tổn thất đối với phần tái bảo hiểm ra nước ngoài, người cư trú là tổ chức mua bảo hiểm được nhận số tiền bồi thường bằng ngoại tệ chuyển khoản từ công ty tái bảo hiểm nước ngoài thông qua doanh nghiệp bảo hiểm để thanh toán các chi phí khắc phục tổn thất ở nước ngoài.
– Người cư trú tại Việt Nam là tổ chức kinh doanh hàng miễn thuế được niêm yết giá hàng hóa bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt từ việc cung cấp hàng hóa. Ngoại tệ sử dụng trong giao dịch tại cửa hàng miễn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bán hàng miễn thuế;
– Người cư trú tại Việt Nam là tổ chức cung ứng dịch vụ ở khu cách ly tại các cửa khẩu quốc tế, tổ chức kinh doanh kho ngoại quan được niêm yết, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt từ việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ;
– Người cư trú tại Việt Nam là tổ chức làm đại lý cho hãng vận tải nước ngoài trên cơ sở hợp đồng đại lý ký kết giữa hai bên thực hiện theo quy định sau:
+ Được thay mặt cho hãng vận tải nước ngoài báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ đối với cước phí vận tải hàng hóa quốc tế. Việc thanh toán phải thực hiện bằng đồng Việt Nam;
+ Được chi hộ bằng ngoại tệ chuyển khoản để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ tại cảng biển quốc tế, khu cách ly tại sân bay quốc tế;
+ Được chi hộ bằng ngoại tệ tiền mặt để trả lương, thưởng, phụ cấp cho người không cư trú do hãng tàu biển nước ngoài ủy quyền.
– Người cư trú tại Việt Nam là doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo quy định sau:
+ Được ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi mua hàng hóa từ thị trường nội địa để sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp hàng xuất khẩu hoặc để xuất khẩu, trừ hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu. Doanh nghiệp trong nước được báo giá, định giá bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất;
+ Được báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán, nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản với doanh nghiệp chế xuất khác.
– Người cư trú tại Việt Nam là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực vận chuyển hàng không, khách sạn, du lịch được niêm yết, quảng cáo giá hàng hóa, dịch vụ bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ tương đương trên trang tin điện tử, ấn phẩm chuyên ngành và chỉ sử dụng tiếng nước ngoài;
– Người cư trú tại Việt Nam và cả người không cư trú là tổ chức được thỏa thuận và trả lương, thưởng, phụ cấp trong
Ngoài ra còn một số trường hợp khác được phép sử dụng ngoại tệ tại Việt Nam được quy định tại Điều 4 Thông tư số 32/2013/TT-NHNN. Như vậy, doanh nghiệp thuộc những các trường hợp nêu trên thì được phép thực hiện giao dịch ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam.
4. Doanh nghiệp được phép xuất hóa đơn theo ngoại tệ khi nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC thì khi lập hoá đơn đồng tiền được ghi trên hoá đơn phải là đồng Việt Nam. Trong trường hợp doanh nghiệp bán hàng, kinh doanh thu được ngoại tệ theo quy định của pháp luật hiện hành thì tổng số tiền thanh toán sẽ được ghi bằng nguyên tệ và có phần chữ được ghi bằng tiếng Việt. Chẳng hạn như hoá đơn ghi: 100 USD- Một trăm đô la Mỹ.
Bên cạnh việc ghi nguyên tệ và có phần chữ được ghi bằng tiếng Việt thì doanh nghiệp bán hàng cần phải ghi trên hoá đơn đồng thời tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm lập hoá đơn. Trong trường hợp doanh nghiệp bán hàng và thu về loại ngoại tệ không có tỷ giá với đồng Việt Nam thì doanh nghiệp ghi hoá đơn phải ghi tỷ giá chéo với một loại ngoại tệ được Nhà hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá.
Như vậy, doanh nghiệp vẫn được phép xuất hoá đơn theo ngoại tệ trong trường hợp kinh doanh thu ngoại tệ theo quy định pháp luật và phải được ghi số tiền thanh toán bằng nguyên tệ và có phần chữ được ghi bằng tiếng Việt.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 07/2012/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 20/3/2012 Quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
– Thông tư số 32/2013/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 26/12/2013 Hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam;
– Thông tư số 119/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 25/8/2014 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tư số