Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
  • Tư vấn tâm lý
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Luật Doanh nghiệp

Doanh nghiệp đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu thế nào?

  • 18/09/2023
  • bởi Phạm Thị Ngọc Ánh
  • Phạm Thị Ngọc Ánh
    18/09/2023
    Luật Doanh nghiệp
    0

    Nhu cầu hội nhập quốc tế và các chính sách mở cửa kinh tế mới trong nhiều năm qua đã mang đến cho thị trường Việt Nam những cơ hội phát triển vững mạnh. Thị trường Việt Nam hiện đã và đang từng bước phát triển rõ rệt cũng vì thế có rất nhiều câu hỏi gửi tới Luật Dương Gia về doanh nghiệp đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu thế nào? 

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Hoạt động xuất nhập khẩu là gì?
      • 2 2. Điều kiện cần đáp ứng khi kinh doanh xuất nhập khẩu theo quy định hiện nay:
      • 3 3. Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hiện nay
      • 4 4. Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty, xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu:
      • 5 5. Nghĩa vụ của Doanh nghiệp trong kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu:

      1. Hoạt động xuất nhập khẩu là gì?

      Hiện nay, với xu thế hội nhập hóa quốc tế, việc kinh doanh ra ngoài khu vực Việt Nam rất phổ biến. Đáp ứng với thị trường quốc tế và tuân thủ nguyên tắc xuất, nhập khẩu là điều cần được quan tâm. Cùng tìm hiểu hoạt động xuất nhập khẩu là gì bạn nhé.

      Theo quy định của Luật Thương Mại 2005 cụ thể tại Điều 28 thì kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu là hình thức trong hoạt động mua bán hàng hóa của thương nhân ở các quốc gia trên thế giới.

      Có thể hiểu, xuất khẩu hàng hóa là việc mà doanh nghiệp, thương nhân hội nhập bằng việc đưa hàng hoá ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật hiện nay.

      Nhập khẩu hàng hóa cũng là một hình thức mua bán, tuy nhiên nhập khẩu là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật quy định.

      2. Điều kiện cần đáp ứng khi kinh doanh xuất nhập khẩu theo quy định hiện nay:

      Với nhu cầu hội nhập quốc tế và các chính sách mở cửa kinh tế mới trong nhiều năm qua đã mang đến cho thị trường Việt Nam những cơ hội và khuynh hướng phát triển vững mạnh, nền thị trường Việt Nam hiện đã và đang từng bước phát triển rõ rệt. Nhìn chung, hướng xuất khẩu và nhập khẩu các loại hàng hóa trên thị trường trở nên đa dạng, phong phú và nhộn nhịp rất nhiều so với những thời kì trước đây. Để được tham gia thị trường sôi động này đòi hỏi các doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện mà Pháp luật Việt Nam quy định. Cụ thể, căn cứ điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền doanh nghiệp như sau:

      – Doanh nghiệp được tự do kinh doanh ngành, nghề mà Pháp luật không cấm;

      – Tự chủ kinh doanh và lựa chọn những hình thức tổ chức kinh doanh phù hợp; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh và mình muốn; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh;

      – Được lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn với những điều kiện tốt nhất;

      – Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng tiêu dùng và ký kết hợp đồng theo đúng quy định;

      – Được kinh doanh xuất nhập khẩu;

      – Sử dụng lao động, thuê, tuyển dụng theo quy định của pháp luật về lao động;

      – Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;

      – Được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt về tài sản của doanh nghiệp;

      – Được từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật;

      – Tham gia khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật nếu có sai phạm;

      – Những quyền cơ bản khác theo quy định của pháp luật.

      3. Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hiện nay

      Tại Điều 3 Nghị định 69/2018/NĐ-CP về quyền tự do kinh doanh xuất nhập khẩu được quy định cụ thể như sau:

      – Đối với thương nhân Việt Nam không phải là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh xuất nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP; hàng hóa bị cấm xuất khẩu và cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa được tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại thương theo ủy quyền của thương nhân.

      – Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, thương nhân nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 69/2018/NĐ-CP phải thực hiện đúng các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Danh mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, đồng thời thực hiện các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

      – Đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân ở nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thuộc các nước, vùng lãnh thổ là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và các nước đã có thỏa thuận song phương với Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ.   

      Như vậy, nhìn chung điều kiện để được kinh doanh xuất nhập khẩu là doanh nghiệp đó không được kinh doanh ngành nghề, sản phẩm cấm xuất nhập khẩu. Không được xuất nhập khẩu những mặt hàng, sản phẩm gây hại đến đất nước và những người tiêu dùng. Với những ngành nghề có yêu cầu điều kiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì doanh nghiệp cần tiến hành đáp ứng những điều kiện và phải xin giấy phép trước khi đi vào hoạt động. 

      4. Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty, xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu:

      Để được kinh doanh xuất nhập khẩu cần yêu cầu cơ bản để đáp ứng với những điều kiện của Pháp luật Việt Nam. Hãy cùng xem chi tiết cách đăng kí thành lập công ty xuất nhập khẩu và xin giấy phép công ty xuất nhập khẩu.

      Để thực hiện đăng ký thành lập công ty xuất nhập khẩu doanh nghiệp cần làm những thủ tục cơ bản như sau theo :

      – Hồ sơ đề nghị đăng ký thành lập công ty xuất nhập khẩu;

      – Điều lệ của công ty xuất nhập khẩu;

      – Danh sách thành viên, cổ đông công ty xuất nhập khẩu có danh sách và thông tin đi kèm;

      – CCCD, thẻ căn cước, hộ chiếu bản sao có công chứng đối với cá nhân và kèm theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập đối với tổ chức.

      Hồ sơ thành lập công ty xuất nhập khẩu nộp lên cho Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư. Sau khi nộp hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do, các yêu cầu sửa đổi và bổ sung hồ sơ. Sau 03 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu và gửi cho đơn vị.

      Giấy phép kinh doanh nhập khẩu là điều kiện để được kinh doanh xuất nhập khẩu. Do đó, mỗi hột thương nhân, doanh nghiệp hết sức lưu ý về điều này. Một vài ví dụ chia sẻ về những thông tin hữu ích dành cho quy bạn đọc:

      Hiện nay, việc kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng mỹ phẩm, xăng dầu, sách báo, mẫu khoáng sản,,, để được kinh doanh các mặt hàng này bạn cần phải xin giấy phép như:

      – Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu nhập khẩu xăng dầu;

      – Hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm;

      – Hồ sơ xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa;

      – Hồ sơ xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu thuốc, dược phẩm.

      5. Nghĩa vụ của Doanh nghiệp trong kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu:

      Ngoài những quy định về quyền của Doanh nghiệp, Pháp luật cũng quy định rõ về những nghĩa vụ của Doanh nghiệp cụ thể tạo Điều 8, Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

      – Phải đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh.

      – Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.

      – Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo. Nếu phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.

      – Tổ chức các công tác kế toán, thực hiện nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

      – Bảo đảm về quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không được phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không được ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa đủ tuổi lao động; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện những chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.

      – Nghĩa vụ cơ bản khác theo quy định của pháp luật. 

      Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

      – Luật Thương mại 2005;

      – Luật Doanh nghiệp 2020;

      – Nghị định 69/2018/NĐ-CP về quyền tự do kinh doanh xuất nhập khẩu;

        Theo dõi chúng tôi trên Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Giấy phép xuất nhập khẩu


        CÙNG CHỦ ĐỀ
        ảnh chủ đề

        Yêu cầu, điều kiện kinh doanh hoạt động nhập khẩu phế liệu

        Hiện nay, việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đã không còn xa lạ. Dưới đây là quy định của pháp luật về yêu cầu và điều kiện kinh doanh hoạt động nhập khẩu phế liệu. 

        ảnh chủ đề

        Danh mục hàng hóa phải xin giấy phép xuất nhập khẩu mới nhất

        Hiện nay có nhiều mặt hàng cần phải kiểm soát về mặt chất lượng, số lượng, mức độ an toàn và an ninh quốc gia để thực hiện dựa theo những cam kết, hiệp định mà Việt Nam đã tham gia nhằm đảm bảo về mặt quốc phòng, an ninh, bảo đảm về sức khoẻ, tính mạng của con người. Dưới đây là Danh mục hàng hoá phải xin giấy phép xuất nhập khẩu mới nhất mời các bạn cùng tham khảo.

        ảnh chủ đề

        Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất nhập khẩu

        Đăng ký quyền xuất nhập khẩu là hoạt động mang tính bắt buộc mà các thương nhân không hiện diện tại Việt Nam phải đảm bảo thực hiện. Dưới đây là bài phân tích về thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất nhập khẩu.

        ảnh chủ đề

        Công ty xuất nhập khẩu là gì? Mở công ty xuất nhập khẩu?

        Với nền kinh tế thị trường như hiện nay thì ngành nghề xuất nhập khẩu là một lĩnh vực cũng khá phát triển và phổ biến. Chính vì thế các công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu xuất hiện ngày càng nhiều và phổ biến. Vậy công ty xuất nhập khẩu là gì?

        ảnh chủ đề

        Cục Xuất nhập khẩu là gì? Nhiệm vụ, chức năng và cơ cấu tổ chức

        Cục Xuất nhập khẩu là gì? Nhiệm vụ, chức năng? Cơ cấu tổ chức?

        ảnh chủ đề

        Thủ tục cấp giấy phép xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp

        Nguyên tắc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ? Quy định về xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp? Thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp?

        ảnh chủ đề

        Quy định về xuất nhập khẩu cá cảnh

        Quy định về xuất nhập khẩu cá cảnh. Thủ tục xin cấp phép xuất nhập khẩu cá cảnh thực hiện thế nào?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Duong Gia Logo

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Chat zalo Liên hệ theo Zalo Chat Messenger Đặt câu hỏi
        Mở Đóng
        Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường

          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ
        id|765401|
        "