Xây dựng thang, bảng lương là một trong những yêu cầu bắt buộc của người sử dụng lao động. Vậy doanh nghiệp hiện nay có cần phải đăng ký thang, bảng lương hay không?
Mục lục bài viết
1. Doanh nghiệp còn phải đăng ký thang, bảng lương không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 93 của
– Người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật cần phải tuân thủ đầy đủ quy định trong quá trình xây dựng thang bảng lương cho người lao động. Người sử dụng lao động cần phải xây dựng thang bảng lương và định mức lao động cho người lao động một cách phù hợp, làm cơ sở để phục vụ cho quá trình tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc mức lương theo chức danh ghi nhận trong
– Mức lao động theo quy định của pháp luật phải là mức trung bình sao cho đảm bảo số đông người lao động thực hiện, đồng thời không được phép kéo dài thời gian làm việc bình thường của người lao động, và mức lương đó sẽ phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức;
– Người sử dụng lao động cần phải tham khảo ý kiến của các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với những doanh nghiệp có sự hiện diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quá trình xây dựng thang bảng lương và định mức lao động cho người lao động. Thang bảng lương và định mức lao động cho người lao động bắt buộc cần phải công bố công khai tại nơi làm việc trước khi đưa vào thực hiện.
Như vậy, các doanh nghiệp cần phải xây dựng thang lương, bảng lương theo định mức công việc để tuyển dụng lao động và thỏa thuận lương theo công việc với người lao động. Do đó, xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động là trách nhiệm bắt buộc của doanh nghiệp.
Dù vậy, theo quy định của pháp luật hiện nay, doanh nghiệp sẽ không cần phải thực hiện hoạt động đăng ký thang bảng lương lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Phòng lao động thương binh và xã hội). Thay vào đó, người sử dụng lao động sẽ chỉ cần thực hiện theo các nguyên tắc sau:
– Tham khảo đầy đủ ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với những doanh nghiệp có sự hiện diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
– Thang bảng lương và định mức lao động của người lao động bắt buộc phải thực hiện hoạt động công bố công khai tại nơi làm việc trước khi đưa vào thực hiện trên thực tế.
2. Mức xử phạt khi doanh nghiệp vi phạm quy định về thang, bảng lương:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi người sử dụng lao động vi phạm quy định về thang, bảng lương. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về tiền lương. Theo đó, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Không thực hiện hoạt động công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện đối với thang lương, bảng lương, mức lao động và quy chế thưởng đối với người lao động;
– Không xây dựng thang lương, bảng lương phù hợp với quy định của pháp luật, không xây dựng định mức lao động cho người lao động, không áp dụng thử mức lao động trước khi ban hành chính thức;
– Không tiến hành thủ tục tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với những doanh nghiệp có sự hiện diện của các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quá trình xây dựng thang lương, bảng lương, xây dựng định mức lao động và quy chế thưởng đối với người lao động;
– Không thông báo bảng kê trả lương cho người lao động hoặc có thông báo bảng kê trả lương cho người lao động tuy nhiên thông báo không đúng quy định của pháp luật;
– Không trả lương bình đẳng giữa người lao động với nhau, có hành vi phân biệt giới tính đối với những người lao động làm công việc có vị trí và giá trị tương đương nhau.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, mức xử phạt nêu trên là mức xử phạt áp dụng đối với người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm. Đối với người sử dụng lao động là tổ chức, doanh nghiệp, công ty vi phạm thì sẽ có mức phạt tiền gấp đôi mức phạt tiền đối với cá nhân trong cùng một hành vi vi phạm.
Như vậy, liên quan đến quy định về thang lương, bảng lương cho người lao động, doanh nghiệp thực hiện một trong những hành vi sau đây thì sẽ bị phạt tiền gấp đôi cá nhân, tức là từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Cụ thể như sau:
– Không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện xây dựng thang lương và bảng lương;
– Không xây dựng thang lương và bảng lương cho người lao động;
– Không tham khảo ý kiến của các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với những doanh nghiệp có sự hiện diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quá trình xây dựng thang lương và bảng lương cho người lao động.
3. Xây dựng thang lương, bảng lương có bắt buộc phải có sự tham gia của công đoàn không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, có quy định cụ thể về vấn đề tổ chức đối thoại. Cụ thể như sau:
– Đối với những vụ việc người sử dụng lao động cần phải tiến hành hoạt động tham khảo và trao đổi ý kiến, lấy quan điểm của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở về quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động căn cứ theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật lao động năm 2019, cho thôi việc đối với những người lao động căn cứ theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật lao động năm 2019, xây dựng phương án sử dụng lao động căn cứ theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật lao động năm 2019, xây dựng thang lương và bảng lương cùng với định mức lao động cho người lao động căn cứ theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật lao động năm 2019, xây dựng quy chế thưởng cho người lao động căn cứ theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật lao động năm 2019 và người sử dụng lao động xây dựng nội quy lao động căn cứ theo quy định tại Điều 118 của Bộ luật lao động năm 2019, thì sẽ được thực hiện như sau:
+ Người sử dụng lao động, phía doanh nghiệp và công ty sẽ cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ gửi văn bản kèm theo nội dung cần phải tham khảo ý kiến, trao đổi ý kiến, lấy quan điểm đến các thành viên đại diện tham gia vào quá trình đối thoại của bên người lao động;
+ Các thành viên đại diện tham gia hoạt động đối thoại phía bên người lao động sẽ phải có nghĩa vụ và trách nhiệm tổ chức hoạt động lấy ý kiến của người lao động do mình đại diện, sau đó các thành viên này sẽ tổng hợp các ý kiến của người lao động thành một văn bản, tiếp tục gửi đến người sử dụng lao động, trong trường hợp nội dung đối thoại liên quan đến quyền lợi của người lao động nữ thì cần phải đảm bảo lấy ý kiến riêng của những người lao động nữ đó;
+ Căn cứ vào ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với những doanh nghiệp có sự hiện diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, căn cứ vào hoạt động lấy ý kiến của nhóm đại diện đối thoại của người lao động tại những doanh nghiệp không có sự hiện diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, người sử dụng lao động tổ chức đối thoại để trao đổi ý kiến, tham vấn, chia sẻ, thảo luận những thông tin và nội dung mà người sử dụng lao động đưa ra và có nhu cầu ban hành;
+ Thành viên, thành phần, số lượng tham gia, thời gian tổ chức đối thoại, địa điểm tổ chức đối thoại sẽ do người lao động và người sử dụng lao động tự thỏa thuận với nhau, xác định dựa trên cơ chế dân chủ, bình đẳng ở cơ sở tại nơi làm việc;
+ Diễn biến quá trình đối thoại sẽ cần phải được lập thành văn bản, văn bản đó cần phải có đầy đủ chữ ký của các đại diện các bên tham gia đối thoại căn cứ theo quy định tại Điều 39 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
+ Chậm nhất trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ khi kết thúc hoạt động đối thoại, người sử dụng lao động sẽ phải có nghĩa vụ công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính trong quá trình đối thoại, tổ chức đại diện người lao động hoặc nhóm đại diện đối thoại của người lao động sẽ phổ biến những nội dung chính trong quá trình đối thoại đến với người lao động là thành viên.
– Đối với vụ việc tạm đình chỉ công việc của người lao động căn cứ theo quy định tại Điều 128 của Bộ luật lao động năm 2019, thì người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động mà người lao động bị tạm đình chỉ công việc là thành viên sẽ tiến hành hoạt động trao đổi bằng văn bản, hoặc có thể thông qua quá trình trao đổi trực tiếp để đảm bảo quyền lợi cho người lao động trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Theo đó thì có thể nói, trong quá trình xây dựng thang, bảng lương, người sử dụng lao động bắt buộc phải có sự tham gia của công đoàn – tổ chức đại diện cho người lao động tại cơ sở.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động;
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Công văn 4486/TLĐ-CSPL của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về việc Công đoàn tham gia thực hiện Nghị định 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 của Chính phủ về mức lương tối thiểu đối với người lao động.