Công đoàn là một tổ chức được thành lập ra là tổ chức đại diện cho người lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về Đoàn viên công đoàn là gì?
Mục lục bài viết
1. Đoàn viên công đoàn là gì?
1.1. Công đoàn là gì?
Công đoàn cơ sở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, gồm:
– Công đoàn cơ sở các cơ quan hành chính nhà nước.
– Công đoàn cơ sở cơ quan xã, phường, thị trấn.
– Công đoàn cơ sở cơ quan chuyên trách của các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, chính trị xã hội – nghề nghiệp, xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội.
– Công đoàn cơ sở các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao… của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang.
Công đoàn cơ sở doanh nghiệp: bao gồm các loại hình doanh nghiệp được cấp phép thành lập theo
Công đoàn cơ sở hợp tác xã
Công đoàn cơ sở hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (gọi chung là hợp tác xã) được thành lập trong các hợp tác xã sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại, giao thông vận tải, xây dựng; chế biến lương thực, thực phẩm; đánh bắt, nuôi trồng, chế biến hải sản, thủy sản, lâm nghiệp. Hợp tác xã nông nghiệp không thuộc đối tượng tập hợp của tổ chức công đoàn.
Công đoàn cơ sở đơn vị sự nghiệp ngoài công lập
Công đoàn cơ sở đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được thành lập trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập thuộc các lĩnh vực dịch vụ, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao.
1.2. Đoàn viên công đoàn là ai?
Hiện nay, chưa có định nghĩa nào cụ thể về đoàn viên công đoàn. Nhưng có thể hiểu: Đoàn viên công đoàn là những người lao động đang làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp gia nhập vào tổ chức công đoàn. Ngoài ra, hiện nay pháp luật công đoàn Việt Nam có quy định cụ thể định nghĩa về cán bộ công đoàn chuyên trách và cán bộ công đoàn không chuyên trách:
” Cán bộ công đoàn chuyên trách là người được tuyển dụng, bổ nhiệm để đảm nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức công đoàn.
Cán bộ công đoàn không chuyên trách là người làm việc kiêm nhiệm được Đại hội công đoàn, Hội nghị công đoàn các cấp bầu ra hoặc được Ban chấp hành công đoàn chỉ định, bổ nhiệm vào chức danh từ Tổ phó tổ công đoàn trở lên”.
(Theo Khoản 4, 5 Điều 4 Luật Công Đoàn năm 2012)
Để có cái nhìn tổng thể và hiểu rõ hơn về hoạt động của Công đoàn Việt Nam, cần phải biết đến các quyền và trách nhiệm của tổ chức này:
– Đứng ra đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích cho người lao động.
– Được tham gia quản lý nhà nước và quản lý kinh tế – xã hội.
– Tham mưu dự án luật, pháp lệch, kiến nghị xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến công đoàn và người lao động.
– Tham dự các kỳ họp, hội nghị theo quy định.
– Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
– Tuyên truyền, vận động người lao động thực hiện nghiêm chỉnh chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và điều lệ Công đoàn.
– Phát triển đoàn viên công đoàn cũng như công đoàn cơ sở.
2. Đoàn viên công đoàn tiếng Anh là gì?
Đoàn viên công đoàn trong tiếng anh là Union members
3. Đoàn viên công đoàn có quyền lợi, nghĩa vụ gì?
3.1. Quyền lợi của đoàn viên công đoàn:
Là một đoàn viên công đoàn, quyền lợi sẽ được thể hiện thông qua các khía cạnh sau:
* Một là: Được thông tin, thảo luận và biểu quyết công việc của Công đoàn, được ứng cử, đề cửa và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Công đoàn; những đoàn viên ưu tú được Công đoàn giới thiệu để Đảng xem xét kết nạp, giới thiệu để bầu vào cơ quan của Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội khác; được phê bình, chất vấn cán bộ lãnh đạo của Công đoàn, kiến nghị, bãi miễn cán bộ công đoàn có sai phạm.
* Hai là: yêu cầu Công đoàn can thiệp (kể cả trước toà án) bảo vệ nhân phẩm và lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm như: việc làm, tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động…
* Ba là: Được Công đoàn tư vấn miễn phí về pháp
* Bốn là: Đoàn viên khi nghỉ hưu được Công đoàn cơ sở nơi làm thủ tục về nghỉ và Công đoàn cơ sở nơi cư trú giúp đỡ, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, được tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ hưu trí, Ban liên lạc hưu trí do Công đoàn tổ chức.
Căn cứ vào Điều 3, Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XI đã ghi quyền của đoàn viên gồm có:
1. Được tham gia thành lập công đoàn cơ sở và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
2. Được yêu cầu công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
3. Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của công đoàn, đề xuất với công đoàn kiến nghị với người sử dụng lao động về thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động. Được thông tin về các quy định của công đoàn và đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công đoàn, người lao động.
4. Được ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn; chất vấn cán bộ công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm. Những đoàn viên ưu tú được công đoàn giới thiệu để Đảng xem xét kết nạp, giới thiệu để bầu vào cơ quan lãnh đạo của Đảng (nếu là đảng viên), của nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội khác.
5. Được công đoàn hướng dẫn, tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí về pháp
6. Được công đoàn hướng dẫn, giúp đỡ học nghề, tìm việc làm, ưu tiên xét vào học tại các trường, lớp do công đoàn tổ chức; thăm hỏi, giúp đỡ khi ốm đau, khi gặp khó khăn. Được tham gia các sinh hoạt văn hóa, thể thao, du lịch do công đoàn tổ chức.
7. Được nghỉ sinh hoạt công đoàn khi nghỉ hưu, được công đoàn cơ sở nơi làm thủ tục về nghỉ và công đoàn địa phương nơi cư trú giúp đỡ khi có khó khăn; được tham gia sinh hoạt câu lạc bộ hưu trí, ban liên lạc hưu trí do công đoàn giúp đỡ.
3.2. Nghĩa vụ của đoàn viên công đoàn:
Những quyền lợi, trách nhiệm của đoàn viên công đoàn:
+ Chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh Điều lệ công đoàn Việt Nam, nghị quyết của công đoàn, tham gia tích cực các hoạt động công đoàn và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
+ Luôn luôn học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, kỹ năng; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
+ Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, lao động có hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động và tổ chức.
Bên cạnh những quyền và trách nhiệm nêu trên, pháp luật còn quy định nghiêm cấm những hành vi đối với đoàn viên công đoàn theo Điều 9
– Đoàn viên công đoàn không được có những hành vi cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện các quyền công đoàn.
– Có những hành vi phân biệt đối xử hoặc có hành vi gây bất lợi đối với người lao động vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn.
– Sử dụng các biện pháp kinh tế hoặc các biện pháp bất lợi khác làm ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động công đoàn.
– Thực hiện các hành vi lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm quy định của pháp luật, xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
Nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cơ sở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập
– Tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức công đoàn; tích cực học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, pháp luật, khoa học kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ.
– Phối hợp với thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức hội nghị cán bộ công chức, viên chức cơ quan, đơn vị; cử đại diện tham gia các hội đồng xét và giải quyết các quyền lợi của đoàn viên và người lao động. Hướng dẫn, giúp đỡ người lao động giao kết
– Kiểm tra, giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật, bảo đảm việc thực hiện quyền lợi của đoàn viên và người lao động. Đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Phát hiện và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết các tranh chấp lao động và thực hiện các quyền của công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật.
– Tập hợp, giải quyết tâm tư, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tổ chức vận động đoàn viên, người lao động trong cơ quan, đơn vị thi đua yêu nước, thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, cải tiến lề lối làm việc và thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.
– Phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng.
– Quản lý và sử dụng tài chính, tài sản của công đoàn theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cơ sở doanh nghiệp
– Tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn và nội quy, quy chế của doanh nghiệp; tích cực học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, pháp luật, khoa học kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ.
– Đại diện tập thể lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể; phối hợp với người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động thực hiện quy chế dân chủ, mở hội nghị người lao động, xây dựng và ký kết quy chế phối hợp hoạt động; hướng dẫn người lao động giao kết
– Tập hợp, giải quyết tâm tư, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tổ chức đối thoại giữa người lao động và người sử dụng lao động; phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các phong trào thi đua, phát triển sản xuất, kinh doanh; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người lao động; vận động người lao động tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động xã hội, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp, trong cuộc sống, đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn xã hội.
– Giám sát việc thực hiện pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động và công đoàn; tham gia các hội đồng của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và điều lệ doanh nghiệp; tham gia xây dựng thang bảng lương, các nội quy, quy chế có liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động; tổ chức, quản lý mạng lưới an toàn, vệ sinh viên và giám sát công tác an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động trong doanh nghiệp.
– Phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng.
– Quản lý và sử dụng tài chính, tài sản của công đoàn theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cơ sở hợp tác xã
– Tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, nghị quyết đại hội thành viên và điều lệ hợp tác xã; tích cực học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, pháp luật, khoa học kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ.
– Đại diện người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể; hướng dẫn người lao động (không phải là thành viên) giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc. Giám sát hội đồng quản trị thực hiện chế độ, chính sách, phân phối thu nhập, lợi nhuận đối với thành viên.
– Tập hợp, giải quyết tâm tư, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tham gia với hội đồng quản trị, lãnh đạo đơn vị để có biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe người lao động, nâng cao thu nhập, đời sống, phúc lợi của thành viên và người lao động; tham gia giải quyết tranh chấp lao động; thực hiện các quyền của công đoàn cơ sở về tổ chức và lãnh đạo đình công; quản lý mạng lưới an toàn vệ sinh viên và giám sát công tác an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động trong hợp tác xã; vận động thành viên và người lao động tham gia các hoạt động, văn hóa, thể thao, hoạt động xã hội, giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp, khi khó khăn, hoạn nạn.
– Phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng.
– Quản lý và sử dụng tài chính, tài sản của công đoàn theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ, quyền hạn công đoàn cơ sở trong đơn vị sự nghiệp ngoài công lập
– Tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, nội quy, quy chế, điều lệ của đơn vị; tích cực học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, pháp luật, khoa học kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ.
– Xây dựng và ký kết quy chế phối hợp hoạt động với người đứng đầu đơn vị; cử đại diện tham gia các hội đồng của đơn vị có liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động; cùng với người đứng đầu đơn vị xây dựng và giám sát thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, cải thiện điều kiện làm việc và chăm sóc sức khỏe cho người lao động; phối hợp tổ chức các phong trào thi đua; vận động người lao động tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội, hỗ trợ nhau trong công tác và khi gặp khó khăn.
– Tập hợp, giải quyết tâm tư, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tổ chức đối thoại giữa người lao động với người đứng đầu đơn vị nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động. Phối hợp với người đứng đầu đơn vị tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, hội nghị người lao động; hướng dẫn người lao động giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, thay mặt người lao động thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật.
– Tham gia xây dựng và giám sát thực hiện nội quy, quy chế, điều lệ của đơn vị, các chế độ, chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động.
– Phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng.
– Quản lý và sử dụng tài chính, tài sản của công đoàn theo quy định của pháp luật.
Đoàn viên công đoàn là những người làm việc, phục vụ cho tổ chức công đoàn, là tổ chức chính trị – xã hội đại diện cho người lao động, đứng ra bảo vệ những quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động. Hệ thống công đoàn được tổ chức bao gốm Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và tổ chức công đoàn các cấp. Công đoàn cơ sở được tổ chức tại các cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam, các cơ quan, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật lao động.