Tình bà cháu là một thứ tình cảm rất đỗi thiêng liêng và gần gũi, bình dị. Qua bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh đã viết về một tình cảm bình dị, thân thuộc mà khơi gợi bao niềm xúc động về tình cảm bà cháu. Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ của người chiến sĩ trẻ tuổi đó là nỗi nhớ quê nhà, nỗi nhớ người bà da diết qua hình ảnh tiếng gà trưa hoà cùng với tình yêu quê hương, đất nước thiêng liêng, cao cả.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đoạn văn nêu cảm nghĩ về tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa chi tiết:
- 2 2. Đoạn văn nêu cảm nghĩ về tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa hay nhất:
- 3 3. Đoạn văn nêu cảm nghĩ về tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa ý nghĩa nhất:
- 4 4. Đoạn văn nêu cảm nghĩ về tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa sâu sắc nhất:
- 5 5. Đoạn văn nêu cảm nghĩ về tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa chọn lọc:
1. Đoạn văn nêu cảm nghĩ về tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa chi tiết:
Xuân Quỳnh (1942-1988) quê ở làng La Khê, Hà Đông, Hà Tây (nay là Hà Nội). Bà là nhà thơ xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam, trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh viết về tình cảm gần gũi với một tâm hồn phụ nữ giàu lòng trắc ẩn, tha thiết, đầm thắm khao khát hạnh phúc bình dị gần gũi trong cuộc sống đời thường. Bài thơ “Tiếng gà trưa” viết về tình bà cháu cảm động và đẹp đẽ qua đó làm sâu sắc thêm tình yêu thương quê hương đất nước. Tác giả đã sử dụng thể thơ năm chữ góp phần tạo nên cách diễn đạt một cách tự nhiên giúp người đọc đi qua từng kỉ niệm đẹp về tuổi thơ đó chính là tình bà cháu của anh chiến sĩ với người bà thân yêu của mình. Từ đó, giúp người đọc thấy được tình yêu nước nồng nàn của người chiến sĩ. Qua những âm thanh tuổi thơ đó là “tiếng gà nhảy ổ” đã gợi lên trong tim anh chiến sĩ những tình cảm của người bà. Chính cái âm thanh thân thuộc mà bình dị ấy đã chỉ đường dẫn lối cho chàng lính trẻ ấy trở về với những năm tháng tuổi thơ đầm ấm bên cạnh người bà thân yêu. Khoảnh khắc đó, khiến cho cháu nhớ lại những năm tháng được bên cạnh bà cùng với những kỉ niệm đáng nhớ tươi đẹp nhất đó là khi cháu tò mò lén xem con gà đẻ trứng, sau đó liền bị bà mắng, người cháu ngây thơ tin lời bà khi xem gà đẻ trứng là mặt sẽ bị lang liền chạy về lấy gương soi. Những lời mắng ấy của bà là những lời mắng đầy tình yêu thương của bà dành cho người cháu đồng thời lời mắng đó đã thể hiện sự quan tâm, lo lắng đối với người cháu của bà. Bên cạnh đó, bà đã luôn tần tảo, ân cần chăm sóc cho đàn gà để cuối năm bán đi lấy tiền để dành cho cháu sắm sửa quần áo mới. Hình ảnh thật giản dị của bà được thể hiện qua hình ảnh “cái quần chéo gỗ” cùng với “cái cánh trúc bâu”. Hình ảnh đó, nó không chỉ là vẻ đẹp của người bà mà còn là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam – vẻ đẹp chịu thương, chịu khó, luôn tần tảo sớm hôm và giàu đức hy sinh. Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng bà dành cả cuộc đời của mình để luôn lo cho con, cho cháu, cuộc sống tuy khó khăn nhưng ngập tràn hạnh phúc. Tình cảm thiêng liêng của bà dành cho đứa cháu thật đáng ngưỡng mộ biết bao. Qua những trang thơ của tác giả Xuân Quỳnh hình ảnh người bà hiện lên trông thật mộc mạc, bình dị mà không kém phần đẹp đẽ, qua đó chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc.
2. Đoạn văn nêu cảm nghĩ về tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa hay nhất:
Chắc hẳn trong mỗi chúng ta đi cùng với tuổi thơ của mình không thể nào thiếu hình ảnh của người bà. Tiếng gọi “bà” hết sức thân thuộc và bình dị, đồng thời nó đan xen chứa đựng nhiều loại cảm xúc khác nhau. Có trìu mến, yêu thương, dịu dàng điều này thấm đẫm trong của mỗi người đọc, người nghe. Với “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh, thể hiện nhiều kỉ niệm đẹp đẽ về tình cảm thiêng liêng của bà dành cho người cháu. Xuân Quỳnh đã thành công trong việc xây dựng thể thơ năm chữ giúp người đọc có cảm giác được đi qua từng kỉ niệm tươi đẹp nhất về tình bà cháu của người lính trẻ với người bà của mình. Bên cạnh đó, người đọc còn thấy được anh chiến sĩ trẻ ấy có lòng yêu nước nồng nàn. Từng câu chữ của bài thơ gợi cho người đọc nhớ lại những kỉ niệm của năm tháng thời thơ ấu. Kỉ niệm đi xem gà đẻ trứng bị bà la mắng. Đó là những lời mắng “yêu” cùng với biết bao cảm xúc lo lắng, quan tâm của người bà dành cho người cháu. Tình yêu thương của bà tuy nó giản dị nhưng lại vô cùng lớn lao. Với những câu thơ chân thực, mộc mạc nhà thơ Xuân Quỳnh đã khắc hoạ sâu sắc từng nét miêu tả lại hình ảnh người bà cùng với những người chiến sĩ trẻ đồng thời người lính ấy đã luôn sẵn sàng chiến đấu vì cách mạng, vì Tổ quốc. Hơn nữa, là những âm thanh gợi lên những kỉ niệm sâu sắc cho người đọc về hình ảnh tình bà cháu thiêng liêng, đẹp đẽ đến nhường nào. Bài thơ “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh là một bài thơ sâu sắc, dạt dào, giàu tình cảm đáng quý.
3. Đoạn văn nêu cảm nghĩ về tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa ý nghĩa nhất:
Người bà một người vĩ đại đã mang theo bao ước mơ, hoài bão cho cháu qua những câu chuyện cổ tích đầy mộng mơ nhưng chất chứa nhiều nhân văn. Bài thơ “Tiếng gà trưa” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Xuân Quỳnh viết về tình bà cháu cảm động và rất đỗi thiêng liêng. Trong một buổi hành quân, một người chiến sĩ trẻ đã vô tình nghe được tiếng gà nhảy ổ vào buổi trưa, điều đó gợi lên trong tim người lính trẻ những kí ức về người bà thân yêu. Đó là những kỉ niệm đẹp đẽ với những năm tháng tuổi thơ được gắn bó bên người bà của mình. Cả cuộc đời bà luôn quan tâm, lo lắng cho con cháu. Chăm sóc đàn gà từng chút một kể cả khi thời tiết gió rét mưa dầm, bà luôn chắt chiu, dành dụm từng một quả trứng gà và bán đàn gà để lấy tiền mua sắm quần áo mới cho cháu “cái quần chéo go, ống rộng dài quét đất, nào là cái áo cánh trúc bâu”. Tình cảm trìu mến, thương yêu của bà dành cho đứa cháu được thể hiện qua những điều hết sức mộc mạc, giản dị và bình thường. Tình cảm yêu thương của bà đã trở thành động lực để người cháu luôn nỗ lực cống hiến hết mình chiến đấu vì cách mạng, vì Tổ quốc. Qua bài thơ “Tiếng gà trưa” đã để lại người đọc cảm nhận tình bà cháu thiêng liêng, thắm thiết và vô cùng cảm động, đồng thời đó cũng là tình yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước của người chiến sĩ.
4. Đoạn văn nêu cảm nghĩ về tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa sâu sắc nhất:
Bài thơ “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc về tình bà cháu thiêng liêng giữa người lính trẻ và người bà của mình. Khi đang trên đường hành quân người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhảy ổ: “Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ Cục… cục tác cục ta” Những câu thơ trên đã khiến người cháu bồi hồi, thổn thức khi nghe tiếng gà kêu thân thuộc gợi về những ngày tháng kí ức tuổi thơ đẹp đẽ bên bà. Hình ảnh “Ổ rơm hồng những trứng” và “con gà mái mơ” gợi nhớ tới những hình ảnh thân thuộc, mộc mạc, bình dị ở làng quê Việt Nam. Câu thơ “Cho con gà mái ấp”, người cháu nhớ tới hình ảnh người bà của mình tần tảo sớm hôm, chăm sóc đàn gà và chắt chiu từng quả trứng gà. Bà mong trời không có sương muối để cuối năm bán gà dành dụm tiền mua cho cháu những bộ quần áo mới. Người cháu còn nhớ tới những năm tháng hạnh phúc ấm êm khi sống trong tình yêu thương của bà tuy cuộc sống lúc ấy vẫn còn khó khăn. Từ tình thương yêu bao la của bà dành cho cháu đã là động lực giúp người cháu có thêm sức mạnh tiến lên phía trước vững lòng chiến đấu trên chiến trường. Tình yêu thương của người cháu dành cho người bà thân yêu như hòa làm một với tình yêu quê hương đất nước. Nhà thơ Xuân Quỳnh đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh cùng điệp ngữ “tiếng gà trưa” và thể thơ năm chữ đã góp phần gợi nhớ đến những kí ức đẹp đẽ về tháng ngày tuổi thơ và tình bà cháu thắm thiết. Bài thơ “Tiếng gà trưa” mãi để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc bởi tình cảm bà cháu thắm thiết, với những hình ảnh gần gũi, bình dị cùng với tình yêu quê hương, đất nước cao cả.
5. Đoạn văn nêu cảm nghĩ về tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa chọn lọc:
Nhà thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong cuộc sông đời thường nhưng chưa đầy tình cảm chân thành thắm thiết. “Tiếng gà trưa” là một trong số đó. Bài thơ đã để lại cho người đọc nhiều cảm nhận về tình cảm bà cháu, thắm thiết, sâu đậm. Trên bước đường hành quân, người chiến sĩ trẻ nghe thấy tiếng gà trưa nhảy ổ từ xóm nhỏ: “Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ Cục… cục tác cục ta”. Tiếng gà khiến người cháu bồi hồi xúc động khi nhớ về tuổi thơ sống cạnh bà cùng với những “ổ trứng hồng” và tiếng gà “Cục… cục tác cục ta”. Trong những hình ảnh bình dị nhưng đẹp đẽ ấy, đã hiện lên đôi tay bà cần mẫn và tần tảo chăm chút cho từng quả trứng một. Vào những ngày đông giá rét, bà chăm sóc, lo lắng nuôi nấng đàn gà cẩn thận để cuối năm bán gà có tiền dành dụm cho người cháu có những bộ quần áo mới: “Cháu được quần áo mới Ôi cái quần chéo go Ống rộng dài quét đất…” Tình yêu bà dành cho cháu mãi mãi in sâu trong kí ức của cháu và luôn dõi theo cháu trên mọi đoạn đường xa xôi. Tình yêu của cháu dành cho người bà thân yêu và tình yêu lớn lao trước non sông đất nước như được hòa vào làm một, là động lực lớn lao để cho cháu vững tay súng chiến đấu. L “Tiếng gà ai nhảy ổ Cục… cục tác cục ta Nghe xao động nắng trưa…” Những câu thơ đã làm hiện lên những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam, hiện lên cùng tình cảm bà cháu sâu nặng thiết tha. Cuối cùng bài thơ “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh đã khắc họa lên tình cảm bà cháu sâu nặng, tình yêu quê hương đất nước tha thiết cùng với những kỉ niệm của tuổi thơ nơi chốn làng quê Việt Nam.