Đoàn kiểm tra liên ngành cấp huyện có quyền kiểm tra nhà nghỉ không? Quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của Đội kiểm tra liên ngành.
Đoàn kiểm tra liên ngành cấp huyện có quyền kiểm tra nhà nghỉ không? Quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của Đội kiểm tra liên ngành.
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư. Luật sư vui lòng cho hỏi,đoàn kiểm tra liên ngành cấp huyện có quyền kiểm tra nhà nghỉ không và thẩm quyền của đoàn tới đâu,khi đến kiểm tra có phải thông báo nội dung làm việc của đoàn không,xin cám ơn luật sư?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Thông tư 05/2006/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thành lập và tổ chức hoạt động của đội kiểm tra liên ngành về phòng, chống tệ nạn mại dâm, tại Chương II của Thông tư này có quy định cụ thể về cơ cấu của Đội kiểm tra liên ngành cũng như quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của Đội kiểm tra liên ngành như sau:
– Cơ cấu của Đội kiểm tra liên ngành 178
– Đội kiểm tra liên ngành 178 gồm 01 đội trưởng, 01 hoặc 02 đội phó và các thành viên. Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thể xem xét điều chỉnh cơ cấu, thành phần của Đội cho phù hợp.
– Đội kiểm tra liên ngành cấp tỉnh:
Đội trưởng là lãnh đạo đơn vị chuyên trách phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (chi cục hoặc phòng Phòng, chống tệ nạn xã hội).
Các thành viên bao gồm: đại diện cơ quan Công an tỉnh; cán bộ, thanh tra viên của các sở: Văn hóa – Thông tin, Y tế, Thương mại, Du lịch, Lao động – Thương binh và Xã hội.
– Đội kiểm tra liên ngành cấp huyện:
Đội trưởng là lãnh đạo phòng Lao động – Thương binh và Xã hội (hoặc phòng Nội vụ – Lao động – Thương binh và Xã hội).
Các thành viên bao gồm: cán bộ, chiến sĩ công an huyện; cán bộ thuộc các phòng: Văn hóa – Văn hóa – Thông tin, Y tế, Quản lý thị trường, Kinh tế, Thương mại, Du lịch, cán bộ chuyên trách phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc phòng Lao động – Thương binh và Xã hội (hoặc phòng Nội vụ – Lao động – Thương binh và Xã hội).
– Đội kiểm tra liên ngành cấp xã:
Thành viên bao gồm: trưởng Công an xã, cán bộ phụ trách Tư pháp, cán bộ phụ trách Văn hóa, Lao động – Thương binh Xã hội và 01 đến 02 cán bộ thuộc các ban, ngành khác ở địa phương.
Theo tình hình thực tế ở địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định Đội trưởng và các thành viên của Đội kiểm tra liên ngành cho phù hợp và đảm bảo thực hiện công tác kiểm tra.
– Nhiệm vụ của Đội kiểm tra liên ngành 178
– Kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về phòng, chống mại dâm, an ninh trật tự, văn hóa – thông tin, sử dụng lao động, khám sức khỏe định kỳ cho người lao động và các quy định pháp luật có liên quan khác.
– Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra và tổ chức thực hiện.
– Đề xuất với Ủy ban nhân dân cùng cấp, cơ quan có thẩm quyền về biện pháp quản lý, phòng ngừa vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm của các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn.
– Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Đội kiểm tra liên ngành cấp dưới trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra. Theo dõi, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm đã được Đội kiểm tra liên ngành kiến nghị mà không được giải quyết kịp thời.
– Thực hiện chế độ báo cáo theo định kỳ (quý, 6 tháng, 1 năm) và báo cáo đột xuất (theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp) về kết quả thực hiện công tác kiểm tra của Đội.
– Quyền hạn của Đội kiểm tra liên ngành 178
– Yêu cầu các tổ chức, cá nhân bị kiểm tra cung cấp tình hình, số liệu, tài liệu, và trả lời các vấn đề liên quan đến việc kiểm tra.
– Liên hệ với cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan để xác minh, thu thập thông tin phục vụ cho công tác kiểm tra.
– Lập biên bản khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính và xử lý các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền.
Đối với hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền xử lý của Đội hoặc hành vi có dấu hiệu của tội phạm thì phải lập biên bản và chuyển biên bản, tài liệu liên quan, tang vật, phương tiện vi phạm (nếu có) đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý.
>>>
Như vậy, Thông tư 05/2006/TT-BLĐTBXH quy định chung về việc thành lập và tổ chức hoạt động của đội kiểm tra liên ngành về phòng, chống tệ nạn mại dâm. Hiện nay, tại các tỉnh, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh , thành phố sẽ có kế hoạch thành lập cụ thể các đoàn kiểm tra liên ngành. Cụ thể tại Kế hoạch về tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mại dâm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ tùy địa bàn sẽ có quy định cụ thể như sau:
– Đối tượng kiểm tra
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm như khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà hàng, nhà trọ, biệt thự kinh doanh du lịch, căn hộ kinh doanh du lịch, căn hộ cho thuê, vũ trường, karaoke, massage, xoa bóp, tắm hơi, tắm nóng lạnh, cắt tóc – gội đầu thư giãn, cà phê đèn mờ tại các Quận, huyện, thị xã trên địa bàn.
– Nội dung kiểm tra
– Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đăng ký kinh doanh, giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật, các quy định về an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy; chấp hành việc đăng ký tạm trú, tạm vắng cho nhân viên tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ.
– Kiểm tra việc sử dụng lao động, việc chấp hành quy định của Luật lao động của cơ sở kinh doanh dịch vụ, bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn của người lao động trong một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
– Cam kết của chủ cơ sở với UBND xã, phường, thị trấn nơi cơ sở đăng ký kinh doanh về việc không để xảy ra tệ nạn mại dâm tại cơ sở mình, thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh và chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống mại dâm.
– Thực hiện đăng ký tạm trú cho người lao động thuộc diện phải đăng ký tạm trú; kiểm tra giấy chứng nhận của địa phương nơi người đó thường trú hoặc giấy báo tạm vắng, bản cam kết không vi phạm tệ nạn mại dâm của người lao động.
– Hồ sơ khám sức khỏe định kỳ hàng quý, theo dõi, giám sát việc khám sức khỏe cho người lao động.
– Chấp hành kinh doanh sản phẩm văn hóa, hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tùy vào từng địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố sẽ có kế hoạch cụ thể về thành lập và tổ chức hoạt động của đội kiểm tra liên ngành tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ.