Định mức tiết dạy của Phó hiệu trưởng kiêm Chủ tịch công đoàn? Quy định về tiền lương dạy thêm giờ?
Giáo dục từ xưa đến nay vẫn luôn là một trong những vấn đề được tất cả mọi người quan tâm và đặt lên hàng đầu. Cũng chính vì vậy mà việc quy định về định mức tiết dạy cũng của giáo viên cũng được rất nhiều giáo viên và phụ huynh rất quan tâm. Vây, theo Bộ giáo dục thì định mức tiết dạy của Phó hiệu trưởng kiêm Chủ tịch công đoàn được quy định cụ thể ra sao? Đây đều là thắc mắc chung của rất nhiều thầy cô giáo. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về định mức tiết dạy của Phó hiệu trưởng kiêm Chủ tịch công đoàn.
1. Định mức tiết dạy của Phó hiệu trưởng kiêm Chủ tịch công đoàn:
Giáo dục hiện nay được xem là công cụ được sử dụng nhằm mục đích để Nhà nước ta phát triển chất lượng nguồn nhân lực. Giáo dục sẽ giúp các chủ thể nâng cao năng suất lao động của cá nhân thông qua tích lũy kiến thức, kỹ năng, thái độ lao động. Ngày nay, vai trò của giáo dục đối với nhà nước cũng như đối với sự phát triển của xã hội là vô cùng to lớn.
Giáo dục luôn gắn liền với học hành, những điều học sinh, sinh viên học trong nhà trường hay các môi trường giáo dục sẽ gắn với nghề nghiệp và cuộc sống trong tương lai của họ. Giáo dục sẽ giúp đào tạo lớp người có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, có ý thức vươn lên về khoa học, công nghệ, xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, đào tạo các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà kinh doanh quản lý nhằm phát huy mọi tiềm năng của đội ngũ trí thức để tạo nguồn lực trí tuệ và nhân tài cho đất nước.
Sự gia tăng của trình độ học vấn thông qua quá trình giáo dục sẽ dẫn tới mức năng suất cao, ảnh hưởng trực tiếp tới việc tăng trưởng kinh tế. Chính bởi vậy các nhà chính trị và hoạch định chính sách đều cố gắng hành động nhằm mục đích để nâng cao trình độ học vấn của người dân. Chính phủ các quốc gia nên hỗ trợ nhiều cho giáo dục vì giáo dục cần và tốt cho tăng trưởng kinh tế và phát triển giáo dục.
Từ xưa cho đến nay thì nghề dạy học đã được xã hội tôn vinh, được nhân dân quý trọng. Thầy, cô cũng như những người ươm mầm, chắt chiu những gì tốt đẹp nhất cho biết bao thế hệ học trò. Nhưng trong đời sống xã hội ngày nay, khi những tác động của nền kinh tế thị trường vào mọi lĩnh vực, trong đó có môi trường giáo dục, thì có những giá trị đạo đức có nguy cơ bị phá vỡ nếu người thầy không giữ vững vai trò, vị trí của mình trong công việc và cả trong những mối quan hệ xã hội. Chức vụ Phó hiệu trưởng cũng như Chủ tịch công đoàn đều là những chức vụ có ý nghĩa quan trọng đối với môi trường giáo dục. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra quy định về định mức tiết dạy của Phó hiệu trưởng kiêm Chủ tịch công đoàn.
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 6 Điều 1
“2. Định mức tiết dạy đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.
Định mức tiết dạy/năm đối với hiệu trưởng được tính bằng: 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học;
Định mức tiết dạy/năm đối với phó hiệu trưởng được tính bằng: 4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học”
Theo quy định trên, định mức tiết dạy/năm đối với phó hiệu trưởng được tính bằng 4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
Khoản 4 Điều 4
“4. Cán bộ quản lý trường học (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) làm công tác công đoàn không chuyên trách vẫn phải dạy đủ số giờ dạy theo quy định. Nếu thời gian kiêm nhiệm làm công tác công đoàn dẫn đến tổng thời gian làm việc vượt định mức so với quy định thì được hưởng chế độ trả lương dạy thêm giờ theo quy định hiện hành.”
Như vậy, Phó hiệu trưởng làm chủ tịch công đoàn vẫn phải đảm bảo dạy 4 tiết/tuần. Nếu Phó hiệu trưởng dạy thêm giờ hoặc thời gian làm công tác công đoàn dẫn đến tổng thời gian làm việc vượt định mức so với quy định thì sẽ được hưởng chế độ trả lương dạy thêm giờ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC như sau:
+ Tiền lương dạy thêm giờ/năm học = số giờ dạy thêm/năm học x Tiền lương 01 giờ dạy thêm;
+ Tiền lương 01 giờ dạy thêm = Tiền lương 01 giờ dạy x 150%.
2. Quy định về tiền lương dạy thêm giờ:
2.1. Nguyên tắc tính tiền lương dạy thêm giờ:
Ngoài định mức tiết dạy của Phó hiệu trưởng kiêm Chủ tịch công đoàn theo quy định được nêu trên thì các chủ thể này cũng có thể dạy thêm giờ. Lương dạy thêm giờ của Phó hiệu trưởng kiêm Chủ tịch công đoàn sẽ được tính theo đúng quy định của pháp luật.
Ngày nay, vai trò của giáo dục ngày càng được quan tâm, việc các chủ thể dạy thêm giờ cũng trở nên phổ biến do nhu cầu học tập và củng cố kiến thức của học sinh cũng như phụ huynh học sinh. Việc dạy thêm giờ đối với giáo viên không còn xa lạ bởi trong quá trình giảng dạy thường thiếu người dạy dẫn đến việc giáo viên chủ nhiệm phải kiêm cùng lúc nhiều môn học.
Hiểu một cách đơn giản dạy thêm giờ đó là hoạt động tổ chức hoạt động và có thu tiền, mọi hoạt động dạy khác không thu tiền không được gọi là dạy thêm.
Các nguyên tắc tính lương dạy thêm được quy định cụ thể như sau:
– Tiền lương cơ bản của một tháng sẽ được coi là cơ sở tính trả tiền lương dạy thêm giờ của giáo viên, tiền lương trong tháng theo quy định của pháp luật sẽ bao gồm: mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, các khoản phụ cấp lương và hệ số chênh lệch bảo lưu.
– Định mức giờ dạy trên một năm đối với giáo viên mầm non; định mức tiết dạy trên một năm học đối với giáo viên phổ thông; định mức giờ giảng dạy trên một năm học đối với giáo viên trung cấp chuyên nghiệp; tiêu chuẩn giờ giảng trên một năm học đối với giáo viên, giảng viên dạy nghề; định mức giờ chuẩn giảng dạy/năm đối với giảng viên cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung.
– Một năm học theo quy định sẽ được tính từ tháng 7 năm trước đến hết tháng 6 của năm liền kề.
– Với các giáo viên khi đi công tác tại các cơ sở giáo dục công lập có nhiều cấp học khác nhau, trình độ nghề được áp dụng định mức giờ dạy trên một năm học quy định cho cấp học, trình độ nghề cao nhất mà nhà giáo đó trực tiếp tham gia giảng dạy theo sự phân công của người đứng đầu cơ sở giáo dục đó.
– Kế hoạch lập dự toán, thanh toán, quyết toán kinh phí tiền lương dạy thêm giờ thực hiện dựa trên quy định của
– Tiền lương dạy thêm chỉ được thanh toán ở đơn vị hoặc bộ môn thiếu số lượng nhà giáo do cấp có thẩm quyền đã phê duyệt. Trong trường hợp đơn vị hoặc bộ môn không thiếu nhà giáo thì chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi đơn vị đó có nhà giáo nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của
– Trong thời gian giáo viên không trực tiếp tham gia giảng dạy nhưng được tính hoàn thành đủ số giờ giảng dạy và được tính vào giờ dạy quy đổi sẽ bao gồm những khoảng thời gian sau: thời gian nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của
– Một nguyên tắc nữa đó là số giờ dạy thêm theo quy định được tính trả tiền lương dạy thêm giờ sẽ không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật.
2.2. Cách tính tiền lương dạy thêm giờ của giáo viên:
Tiền lương dạy thêm giờ của giáo viên sẽ được tính theo công thức sau đây:
Tiền lương dạy thêm giờ/năm = Số giờ dạy thêm/năm học x Tiền lương 01 giờ dạy x 150%.
Trong đó tiền lương của một giờ dạy = [(Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học) / (Định mức giờ dạy/năm)] x [Số tuần dành cho giảng dạy: 52 tuần].
Mà định mức giờ dạy/năm đối với trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông được tính như sau:
Định mức với giáo viên = [Định mức tiết dạy (tiêu chuẩn giờ giảng)/tuần] x (Số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục/năm học).
Định mức tiết dạy của giáo viên được quy định như sau:
Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học theo quy định là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết.
Theo đó, định mức tiết dạy của giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết/tuần x 37 tuần/năm = 629 tiết/năm, trung học cơ sở là 19 tiết/tuần x 37 tuần = 703 tiết/năm, tiểu học 23 tiết/tuần x 35 tuần = 805 tiết.
Trong trường hợp giáo viên làm quá số tiết này sẽ được tính lương thừa giờ (lương làm thêm giờ).
Cũng cần lưu ý khi căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng đơn vị cũng như trình độ đào tạo, vị trí việc làm của từng đối tượng giáo viên để nhằm thực hiện thanh toán hoặc tạm ứng tiền lương dạy thêm giờ theo tháng hoặc theo học kỳ.