Định mức lao động là một thuật ngữ phổ biến trong quá trình lao động ảnh hưởng đến đơn giá tiền lương, giá thành đơn vị sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp. Vậy bạn có biết định mức lao động (ĐMLĐ) là gì? Những điều cần biết về định mức lao động?
Mục lục bài viết
1. Định mức lao động là gì?
Định mức lao động (ĐMLĐ) là việc xác định số lượng công việc hay số sản phẩm làm ra của một hay một số người lao động (NLĐ) trong một đơn vị thời gian nhất định hoặc quy định lượng thời gian cần để hoàn thành một đơn vị công việc hay sản phẩm.
Theo quy định của pháp luật, định mức lao động là một trong các cơ sở để người sử dụng lao động tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong
Định mức lao động là một thuật ngữ phổ biến trong quá trình lao động ảnh hưởng đến đơn giá tiền lương, giá thành đơn vị sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Định mức lao động tiếng Anh là: Labor norms.
2. Nguyên tắc xây dựng định mức lao động:
Có 5 nguyên tắc xây dựng định mức lao động (căn cứ theo Điều 8
– Định mức lao động được thực hiện cho từng bước công việc, từng công đoạn và toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở tổ chức lao động khoa học, tổ chức sản xuất hợp lý;
– Mức lao động được xây dựng trên cơ sở cấp bậc của công việc hoặc chức danh, phù hợp với cấp bậc, trình độ đào tạo của người lao động, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật của máy móc thiết bị và bảo đảm các tiêu chuẩn lao động.
– Mức lao động phải là mức trung bình tiên tiến, bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời gian làm việc tiêu chuẩn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
– Mức lao động mới phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức. Doanh nghiệp phải thông báo cho người lao động biết ít nhất 15 ngày khi áp dụng thử. Thời gian áp dụng thử tùy theo tính chất công việc, nhưng tối đa không quá 3 tháng và phải đánh giá việc thực hiện mức.
Trường hợp trong thời gian làm việc tiêu chuẩn, mức thực tế thực hiện tính theo sản lượng thấp hơn 5% hoặc cao hơn 10% so với mức được giao, hoặc mức thực tế thực hiện theo thời gian cao hơn 5% hoặc thấp hơn 10% so với mức được giao thì doanh nghiệp phải điều chỉnh lai mức lao động.
– Mức lao động phải được định kỳ ra soát, đánh giá để sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh mức lao động, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tố chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp.
Lưu ý, khi xây dựng định mức lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tạo cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.
3. Một số thuật ngữ liên quan đến định mức lao động:
Sản phẩm của định mức lao động (ĐMLĐ) là xây dựng được Mức sản lượng và Mức thời gian.
– Mức sản lượng (MSL): là số lượng đơn vị sản phẩm hoặc khối lượng công việc được quy định cho 1 người lao động (NLĐ) hay 1 nhóm người lao động phải hoàn thành trong 1 đơn vị thời gian nhất định. MSL có đơn vị đo là đơn vị sản phẩm/giây, phút, giờ, ca.
– Mức thời gian (MTG): là lượng thời gian hao phí, được quy định cho 1 hoặc 1 nhóm NLĐ để hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm hoặc một khối lượng công việc. MTG có đơn vị đo là giây, phút, giờ,…/1 đơn vị sản phẩm.
– Bước công việc: là một phần của quá trình sản xuất, do 1 hoặc 1 nhóm NLĐ thực hiện tại một nơi làm việc nhất định, thực hiện trên 1 đối tượng lao động nhất định và được chia ra thành các thao tác, các động tác, các cử động.
– Nghiên cứu MSL, MTG có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định đơn giá tiền lương theo sản phẩm, áp dụng tính theo công thức:
Đơn giá = (LCBCV + PC) x MTG
Trong đó: LCBCV là lương cấp bậc công việc (mức lương trả cho công việc đó); PC là phụ cấp mang tính lương cho công việc đó; MTG là mức thời gian.
4. Các phương pháp định mức lao động:
4.1. Các phương pháp tổng hợp:
Trong phương pháp tổng hợp có 3 phương pháp: thống kê, kinh nghiệm và dân chủ bình nghị.
+ Phương pháp thống kê doanh nghiệp sẽ dựa vào cơ sở dữ liệu, tài liệu thông tin để có được thông tin về thời gian hao phí thực tiễn để hoàn thành xong những bước công việc (gần giống hoặc tương tự) như với giai đoạn và thời kỳ trước.
Ví dụ như xét một nhóm 6 công nhân có công việc như nhau, theo thống kê ghi lại của từng người, hao phí thời gian trung bình làm việc của từng người trong tuần lần lượt là: 45 phút, 39 phút, 52 phút, 49 phút, 41 phút, 47 phút. Vậy thì mức trung bình để tạo ra sản phẩm là (45 + 39 +52 +49 +41 +47 ) : 6 = 45,5 phút.
+ Phương pháp kinh nghiệm là một phương pháp xây dựng định mức dựa theo kinh nghiệm tích lũy được bởi các cán bộ định mức, quản đốc phân xưởng hoặc công nhân sản xuất
+ Phương pháp dân chủ bình nghị là phương pháp xây dựng định mức lao động bằng cách các cán bộ định mức sẽ dự đoán, tính toán được mức bằng thống kê hoặc kinh nghiệm có sẵn rồi sau đó đưa ra cho người lao động, công nhân thảo luận, tham khảo, bình, nghị quyết định.
Sau khi nhìn tổng thể những phương pháp nằm trong nhóm phương pháp tổng hợp không phải là một phương thức có tính khoa học cao, thế nhưng ngoài những mặt hạn chế thì nó lại có điểm cộng là dễ dàng, đơn giản, dễ thực hiện vì tốn ít công sức. Nó sẽ chỉ được áp dụng hạn chế, có thời hạn nhất định trong điều kiện sản xuất non trẻ, trình độ tổ chức lao động và hoạt động sản xuất còn chưa chuyên nghiệp.
4.2. Các phương pháp phân tích:
Trong nhóm các phương pháp phân tích thì quá trình diễn ra tỉ mỉ hơn với những cuộc nghiên cứu và áp dụng dựa trên những cơ sở với những máy móc, thiết bị và thao tác lao động hợp lý. Phương pháp dựa trên những căn cứ khoa học. Trong nhóm phương pháp này gồm có phương pháp phân tích tính toán, phương pháp phân tích khảo sát và phương pháp phân tích so sánh điển hình.
+ Phương pháp phân tích tính toán là phương pháp sẽ dựa vào việc tham khảo những tài liệu có sẵn. Những cán bộ cán bộ định mức lao động sẽ thực hiện thiết lập định mức lao động trong phòng làm việc của họ. Phương pháp này nhanh gọn lẹ, không mất nhiều thời gian và công sức, đảm bảo chắc chắn về độ chính xác và đồng nhất của định mức.
+ Phương pháp phân tích khảo sát là phương pháp mà các doanh nghiệp sẽ cần phải dựa vào những tài liệu nghiên cứu, khảo sát ở những nơi làm việc của người lao động, công nhân. Định mức được xây dựng bằng phương pháp này có điểm ưu thế độ chính xác rất cao, nhưng tốn nhiều thời gian của doanh nghiệp và người khảo sát yêu cầu phải là người có trình độ nghiệp vụ cao thích hợp với điều kiện sản xuất hàng loạt và khối lượng lớn.
+ Phương pháp so sánh điển hình là kiểu phương pháp sẽ dựa trên những mức hao phí mức điển hình và mức điển hình này sẽ xây dựng trên căn cứ khoa học và áp dụng nhiều cho những công việc thuộc ngành công nghệ hay nội dung kết hợp trình tự giống nhau chỉ khác nhau về kích cỡ.
Đây là một phương thức tốn ít thời gian công sức của doanh nghiệp nhưng điểm trừ là có độ chính xác thấp hơn hai phương pháp phân tích kia nên sẽ chỉ áp dụng chỉ hình thức nhỏ lẻ hàng loạt và đơn chiếc. Nếu doanh nghiệp muốn nâng cao tính chính xác của phương pháp này sẽ phải phân chia thành các nhóm nhỏ chi tiết hơn và gia công hơn, xây dựng thiết lập một công trình tỉ mỉ, tính đúng đắn cao, dựa theo căn cứ khoa học.
5. Vai trò của định mức lao động:
Đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh:
– Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả Sản xuất kinh doanh và trình độ sử dụng lao động
– Quản lý và tăng năng suất lao động
– Là cơ sở để giảm chi phí nhân công
– Là điều kiện bảo đảm nguyên tắc: tốc độ tăng năng suất lao động phải cao hơn tốc độ tăng lương
Đối với công tác Quản trị năng suất:
– Đảm bảo năng suất lao động trung bình
– Áp dụng cho cá nhân hoặc nhóm lao động là cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành công việc và trả lương
– Luôn thay đổi phù hợp với trang thiết bị, quy trình, điều kiện làm việc
– Dùng để xác định định biên lao động
Đối với công tác quản trị tiền lương:
– Các định mức là cơ sở để xác định các loại đơn giá tiền lương
– Căn cứ định mức lao động để quyết định trả lương
– Cơ sở yêu cầu cải tiến năng suất lao động để tăng thu nhập khi so sánh với năng suất chung trong ngành/ trong khu vực.
Hiện nay, một số lãnh đạo doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm đầu tư công sức và thời gian vào công tác định mức lao động. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho việc phân loại, đánh giá năng lực, kỹ năng của cán bộ quản lý về đội ngũ người lao động còn nghiêng về cảm tính, đặc biệt trong những trường hợp ý thức tự giác lao động của người lao động còn chưa cao.
Cơ sở pháp lý sử dụng trong bài viết:
–
– Nghị định số 121/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương.