Định đoạt tài sản chung của hộ gia đình? Đường nội bộ được sử dụng như thế nào?
Định đoạt tài sản chung của hộ gia đình? Đường nội bộ được sử dụng như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Em có một câu hỏi muốn hỏi luật sư: Trước nhà em là 1 con đường. Do nhà em và các anh chị trong gia đình xây nên bằng xi măng. Con đường này là do các chị em trong nhà chừa ra khi xây nhà trên đất ba má chia. Ba má chia từ 1 mảnh lớn thành 7 miếng đất cho 7 đứa con. Trong sổ đỏ của từng chị em có ghi đường đó là đường nội bộ. Đầu đường là cổng lớn. Trên con đường đó nhà em có xây bàn thiêng trước nhà. Giờ bỗng có người em trong gia đình nói đó là đường nội bộ nên họ có quyền sử dụng con đường đó trong khi họ ko hề đóng góp xây dựng con đường. Họ nói muốn bán mảnh đất mà họ được chia cho người ngoài và yêu cầu những nhà trong khu đất phải đập bỏ bàn thiêng trước nhà và không được đóng cổng. Đường nội bộ đó cũng đi ngang qua mảnh đất của người em đó. Cho em hỏi Người em đó có quyền làm vậy không? Và em và những người góp làm đường có quyền gì để cấm người em đó muốn làm gì rồi làm ko? Và đường nội bộ là đường dành cho những ai và những người đó có quyền gì?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cư pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ Điều 214 Bộ luật dân sự 2005 thì:
– Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản.
– Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.
– Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung.
Những chủ sở hữu của tài sản chung có quyền:
– Sử dụng tài sản chung theo Điều 222 Bộ luật dân sự 2005:
+ Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
+ Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền ngang nhau trong việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung, nếu không có thoả thuận khác.
– Định đoạt tài sản chung theo Điều 223 Bộ luật dân sự 2005:
+ Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
+ Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.
+ Trong trường hợp một chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn ba tháng đối với tài sản chung là bất động sản, một tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác.
Trong trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Toà án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.
+ Trong trường hợp một trong các chủ sở hữu chung từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.
>>> Luật sư tư vấn pháp
Như thế, trong trường hợp của bạn, phần đường nội bộ trên thuộc sở hữu chung của bảy anh chị em nhà bạn. Nếu một trong số các anh chị em muốn định đoạt phần đất chung của mình thì các bên có thể thỏa thuận với nhau về việc định đoạt. Chủ sở hữu còn lại có quyền ưu tiên mua phần sở hữu chung đó. Nếu vi phạm quyền ưu tiên mua thì chủ sở hữu còn lại có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua.