Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong tố tụng dân sự. Căn cứ để Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Hiện nay, các căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được quy định tại điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 bao gồm:
“- Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế (điểm a khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2004).
Nguyên đơn, hoặc bị đơn chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế được hiểu là các quyền và nghĩa vụ này là quyền và nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của đương sự đã chết đó và không được phép chuyển giao cho người thừa kế. Do tính chất nhân thân nên khi nguyên đơn hoặc bị đơn chết, quyền, nghĩa vụ của họ đương nhiên chấm dứt mà 1 trong các bên đương sự chết thì
– Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của các cơ quan, tổ chức đó (điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2004).
Khác với trường hợp tạm đình chỉ giải quyết vụ án tại khoản 1 Điều 189 thường là các trường hợp chuyển đổi hình thức tổ chức (sáp nhập, chia tách). Trong trường hợp này, các cơ quan, tổ chức đang tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn, bị đơn chấm dứt hoạt động trên thực tế. Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản vẫn nằm ở hai thuật ngữ là “chưa có” cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng và “không có” cơ quan tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng.Sự khác biệt ở căn cứ này quyết định việc
Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện (điểm c khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2004)
– Về việc người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận.
Chủ thể khởi kiện có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức và các chủ thể khác. Khi các chủ thể này khởi kiện, Tòa án thụ lí giải quyết vụ án nhưng sau đó người khởi kiện lại rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án.
Về người khởi kiện không có quyền khởi kiện
Theo Điều 161 Bộ luật tố tụng dân sự 2004, người khởi kiện phải là người có quyền, lợi ích bị xâm hại hoặc tranh chấp, từ đó mới xuất hiện nhu cầu được bảo vệ. Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp, người không có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại nhưng vẫn có quyền khởi kiện, đó là những trường quy định tại Điều 162 Bộ luật tố tụng dân sự 2004.
– Cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp không có nguyên đơn hoặc nguyên đơn không yêu cầu tiếp tục giải quyết vụ án ( điểm d khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2004).
Căn cứ này được áp dụng trong trường hợp cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định tại Điều 162 Bộ luật tố tụng dân sự 2004.Việc khởi kiện của cơ quan, tổ chức này là cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án. Sau khi Tòa án thụ lí giải quyết vụ án nếu cơ quan, tổ chức đó lại rút đơn khởi kiện thì đối tượng giải quyết trong Vụ án không còn nữa nên Tòa án sẽ phải đình chỉ giải quyết Vụ án nếu không có nguyên đơn hoặc nguyên đơn không yêu cầu tiếp tục giải quyết vụ án.
– Các đương sự đã tự thỏa thuận và không yêu cầu TA tiếp tục giải quyết vụ án (điểm đ khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2004).
Các đương sự đã tự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết Vụ án trong quá trình tố tụng dẫn tới chấm dứt hoạt động tố tụng, vì vậy, TA sẽ đình chỉ giải quyết Vụ án do đối tượng xét xử không còn nữa, sự thỏa thuận này là xuất phát từ ý chỉ của 2 bên mà Tòa án không hề tác động tới. Sauk hi thỏa thuận, các đương sự phải có trách nhiệm
– Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt (điểm e khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2004).
Đây là căn cứ đình chỉ áp dụng riêng đối với “nguyên đơn”. Nếu Tòa án đã triệu tập hợp lệ và đã thực hiện việc triệu tập đến lần thứ 2 mà nguyên đơn vẫn vắng mặt thì cơ bản có thể suy luận rằng nguyên đơn đã từ bỏ việc khởi kiện của mình.
– Đã có quyết định của TA mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là 1 bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó (điểm g khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2004)
Quyền và nghĩa vụ của đương sự trong trường hợp này được giải quyết theo thủ tục phá sản,. Do đó, Tòa án đang giải quyết Vụ án đó sẽ đình chỉ giải quyết vụ án kể từ ngày có quyết định mở thủ tục phá sản để giải quyết.
>>> Luật sư
– Thời hiệu khởi kiện đã hết. Đây là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm hại. Nếu kết thúc thời hạn khởi kiện thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
– Các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 168 của Bộ luật này mà tòa án đã thụ lý. Nếu sau khi thụ lí vụ án mà phát sinh những căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì Tòa án phải ra quyết định đình chỉ vụ án.
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.