Đình chỉ, chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh. Quy định về hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh.
Đình chỉ, chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh. Quy định về hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh.
Các trường hợp bị định chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 42/2015/NĐ-CP:
– Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh có tài liệu giả mạo, hoặc có thông tin sai sự thật.
– Hoạt động kinh doanh sai mục đích, không đúng với hoạt động kinh doanh đã được cấp Giấy chứng nhận.
– Không đáp ứng một hoặc một số quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 4 Nghị định 42/2015/NĐ-CP trong vòng sáu (06) tháng liên tiếp.
– Bị kiểm soát hoạt động, kiểm soát đặc biệt và các trường hợp bị đình chỉ hoạt động khác như:
+ Hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động có thông tin sai sự thật;
+ Sau khi hết thời hạn cảnh báo quy định tại Điều 74 của Luật chứng khoán 2006, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ vẫn không khắc phục được tình trạng cảnh báo và có lỗ gộp đạt mức năm mươi phần trăm vốn điều lệ hoặc không còn đáp ứng đủ điều kiện về vốn hoạt động kinh doanh chứng khoán;
+ Hoạt động sai mục đích hoặc không đúng với nội dung quy định trong Giấy phép thành lập và hoạt động;
+ Không duy trì các điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động quy định tại Điều 62 của Luật chứng khoán 2006.
Cơ quan ra quyết định đình chỉ: Ủy ban chứng khoán.
Thời hạn đình chỉ tối đa: 12 tháng.
Tổ chức kinh doanh chứng khoán buộc chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh. Tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh bị thu hồi giấy chứng nhận khi:
– Tự nguyện chấm dứt hoạt động.
– Bị buộc phải chấm dứt hoạt động.
Trong trường hợp tự nguyện chấm dứt thì tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh phải nộp hồ sơ tới Ủy ban chứng khoán nhà nước và được chấm dứt cho phép chấm dứt hoạt động.
Trường hợp bị buộc chấm dứt hoạt động kinh doanh khi:
– Sau thời hạn đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh mà vẫn không khắc phục được các vi phạm dẫn tới bị đình chỉ hoạt động.
– Giải thể, phá sản, tạm ngừng hoạt động hoặc bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động; bị chia, tách mà tổ chức hình thành sau khi chia, tách không đáp ứng một trong các điều kiện kinh doanh quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 42/2015/NĐ-CP.
Trong vòng 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định đình chỉ hoạt động, chấp thuận cho phép chấm dứt hoạt động, yêu cầu chấm dứt hoạt động, tổ chức kinh doanh chứng khoán có trách nhiệm công bố thông tin về việc đình chỉ, chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh. Trong thời gian bị đình chỉ hoạt động, chấm dứt hoạt động, tổ chức kinh doanh chứng khoán có trách nhiệm:
– Định kỳ hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo, công bố thông tin về tình trạng của mình và các hoạt động có liên quan; chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh, trừ các trường hợp quy định tại Điểm b, c, d Khoản 1 Điều 5 Nghị định 42/2015/NĐ-CP.
– Chuyển tài sản ký quỹ và vị thế mở của nhà đầu tư sang tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh thay thế theo yêu cầu của nhà đầu tư; thực hiện các giao dịch để thanh lý, đóng vị thế theo yêu cầu của nhà đầu tư.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
– Thanh lý, đóng vị thế trên tài khoản tự doanh, tài khoản tạo lập thị trường (nếu có), bảo đảm ưu tiên thực hiện các giao dịch của nhà đầu tư trước các giao dịch đóng vị thế của chính mình.
– Thực hiện các hoạt động khác theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.