Điều kiện về sức khỏe khi điều khiển phương tiện ô tô hạng B1. Quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô.
Điều kiện về sức khỏe khi điều khiển phương tiện ô tô hạng B1. Quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô.
Tóm tắt câu hỏi:
Căn cứ Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT- BYT- BGTVT ngày 21/8/2015 của Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải về việc Quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe cho người lái xe. Tại phụ lục 01 Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2015/ TTLT- BYT- BGTVT ngày 21/8/2015 của Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải ở mục VII chuyên khoa Cơ- xương khớp, nhóm 2 dành cho người lái xe hạng B1có ghi " Cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn ( cụt hoặc giảm chức năng) " về nội dung câu này thì hiểu như thế nào cho đúng?
Tôi xin hỏi trường hợp cụ thể của tôi như sau: Năm 2006 do tai nạn giao thông tôi bị cắt chân trái ( vị trí cắt dưới đầu gối) hiện nay tôi đã lắp chân giả để đi lại, còn chân phải và hai tay nguyên vẹn, sức khỏe của tôi hiện nay tốt và đang công tác tại một cơ quan trên tỉnh Cao Bằng.
Đối chiếu Thông tư liên tịch số 24/2015/ TTLT- BYT- BGTVT ngày 21/8/2015 của Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải thì tôi có đủ điều kiện để lái xe ô tô số tự động hạng B1 không ?. Rất mong Vụ pháp chế- Bộ Giao thông vận tải hỗ trợ và trả lời giúp trường hợp của tôi.
Địa chỉ của tôi: Nông Bảo Long số nhà 06/072 đường Hoàng Văn Thụ, phường Hợp Giang, thành phố Cao Bằng, tỉnh cao Bằng. điện thoại 0904 261 008 Tôi xin chân thành cảm ơn./. ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT- BYT- BGTVT
2. Nội dung tư vấn:
Theo như quy định của Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT- BYT- BGTVT tại Phụ lục số 1 điều kiện sức khỏe dành cho cá nhân thi bằng lái xe hạng B1 có quy định:
Cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng).
Quy định này được hiểu là trong trường hợp bị cụt mất 01 bàn tay/ bàn chân và tay/ chân còn lại không vẹn toàn, nghĩa là tay/ chân còn lại cũng bị cụt hoặc bị suy giảm chức năng thì không thể tham gia thi bằng lái xe B1.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn do tai nạn giao thông bị cắt chân trái (vị trí cắt dưới đầu gối) hiện nay đã đã lắp chân giả để đi lại, còn chân phải và hai tay nguyên vẹn, khuyết tật của bạn là đã mất chân trái (vị trí từ đầu gối trở xuống) bao gồm 01 bàn chân, tuy vậy, hai tay và chân còn lại của bạn vẫn hoạt động tốt, không bị khuyết tật và không bị suy giảm chức năng và đã được lắp chân giả, trường hợp này bạn vẫn có thể tham dự thi bằng lái B1.
Tuy nhiên, trên thực tế, Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT- BYT- BGTVT được ban hành dành cho cả người khuyết tật và không khuyết tật áp dụng hiện vẫn còn mơ hồ và có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc người khuyết tật có được thi các hạng bằng lái xe hay không, hiện nay vẫn đang có yêu cầu cần có văn bản áp dụng trực tiếp dành cho người khuyết tật trong vấn đề này, do vậy để có thể xác định một cách chính xác, bạn vẫn nên tiến hành kiểm tra sức khỏe theo thủ tục đối với bằng lái xe và dựa vào kết luận đánh giá của cơ sở y tế có thẩm quyền.