Điều kiện xin giấy phép kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy? Thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy?
Cháy nổ là một vấn đề thường xuyên xảy ra tại nước ta và đặc biệt là tại các khu dân cư đông người. Hậu quả của cháy, nổ là vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và tài sản con người. Do đó, nhiều trường hợp khi xảy ra cháy nổ người dân không thể khắc phục kịp thời hoặc đơn vị phòng cháy chữa cháy của cơ quan nhà nước quá xa nên đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, đây là một trong những vấn đề rất quan trọng để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, đời sống của người dân đảm bảo an toàn hơn và bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người. Vậy điều kiện và thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.
Căn cứ pháp lý:
–
– Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
– Thông tư số 149/2020//TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện xin giấy phép kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
Ngành nghề kinh doanh phòng cháy và chữa cháy được quy định là một trong những ngành nghề được thành lập nhưng phải đáp ứng về điều kiện xin giấy phép thành kinh doanh để có thể đảm bảo hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả. Và căn cứ theo điều 41 của Luật Phòng cháy chữa cháy thì để doanh nghiệp, cá nhân có thể xin giấy phép kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy thì cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là cơ sở kinh doanh) phải là doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chi nhánh, cơ sở trực thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; đơn vị sự nghiệp của các cơ quan, tổ chức; hộ kinh doanh được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh phải có văn bằng hoặc Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy và là người có tên tại một trong các văn bản sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; văn bản thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo văn bản thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp.
Trường hợp người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh là người nước ngoài, đã có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy hoặc chứng chỉ hành nghề về phòng cháy và chữa cháy do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp thì phải có văn bản hợp pháp hóa lãnh sự.
- Có cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định sau đây:
+ Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy: Có địa điểm hoạt động; phương tiện, thiết bị bảo đảm thực hiện tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy;
+ Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy: Có phòng thí nghiệm và thiết bị kiểm định được cơ quan có thẩm quyền công nhận chất lượng đạt tiêu chuẩn để có thể kinh doanh.
+ Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn chuyển giao công nghệ phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy: Có phương tiện tập huấn, thiết bị bảo đảm thực hiện tư vấn chuyển giao công nghệ; phương tiện, thiết bị phục vụ huấn luyện, địa điểm tổ chức huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy phải được trình bày bằng văn bản trình cho cơ quan có thẩ quyền phê duyệt và kiểm tra trực tiếp.
+ Đối với cơ sở kinh doanh về thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy: Có phương tiện, thiết bị, máy móc bảo đảm cho việc thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy như xe vận chuyển thiết bị, máy móc phục vụ công tác lắp đặt…
+ Đối với cơ sở kinh doanh về sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy: Có địa điểm hoạt động; có nhà xưởng, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động sản xuất, lắp ráp, thử nghiệm phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy.
– Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy ngoài phải đáp ứng điều kiện người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh và cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh thì phải có ít nhất 02 cá nhân có Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với lĩnh vực tư vấn theo quy định; trong đó có ít nhất 01 cá nhân đảm nhiệm chức danh chủ trì thiết kế, thẩm định, giám sát về phòng cháy và chữa cháy.
– Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy, ngoài quy định về người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh và cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh còn phải có ít nhất 02 cá nhân có chứng chỉ hành nghề đối với hoạt động tư vấn kiểm tra, kỹ thuật về phòng cháy chữa cháy được đào tạo theo quy định.
– Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn chuyển giao công nghệ phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, ngoài quy định người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh và cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh, phải có ít nhất 01 người có trình độ đại học trở lên ngành phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ đại học trở lên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động và được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.
– Đối với cơ sở kinh doanh về thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy, ngoài đáp ứng điều kiện về người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh và cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh, phải có ít nhất 01 chỉ huy trưởng thi công được cấp Chứng chỉ hành nghề chỉ huy thi công về phòng cháy và chữa cháy như có trình độ trung cấp trở lên ngành phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ trung cấp trở lên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động và đã được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy. Ngoài ra đã tham gia thực hiện thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy ít nhất 03 dự án, công trình đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp văn bản chấp thuận kết quản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
– Đối với cơ sở kinh doanh về sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, ngoài đáp ứng điều kiện về người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh và cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh, phải có ít nhất 01 người có trình độ đại học trở lên ngành phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ đại học trở lên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động và được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.
– Đối với cơ sở kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng điều kiện về người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh và cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh
- Những cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh đối với những hoạt động kinh doanh về tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật, tư vấn chuyển giao công nghệ, thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy phải tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh dịch vụ của cơ sở đó không được để đối tượng khác không đủ điều kiện tham gia vào hoạt động kinh doanh thay cho trách nhiệm của mình.
Cá nhân đã sử dụng văn bằng, chứng chỉ để bảo đảm cho một cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy thì không được sử dụng văn bằng, chứng chỉ đó để bảo đảm cho cơ sở khác đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
Thứ hai, điều kiện đối với cá nhân hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
Cá nhân được phép hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy khi đáp ứng các điều kiện sau:
– Có Chứng chỉ hành nghề về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hoạt động kinh doanh theo từng lĩnh vực kinh doanh như bằng tiến sĩ ngành phòng, cháy và chữa cháy; Bằng thạc sĩ và văn bằng trình độ tương đương ngành phòng cháy và chữa cháy; Bằng cử nhân và băn bằng trình độ tương đương ngành phòng cháy và chữa cháy;Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành phòng cháy và chữa cháy; Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành phóng cháy và chữa cháy.
– Hoạt động cho cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy phải đảm bảo vệ cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị đảm bảo.
2. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
2.1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC33);
- Văn bằng hoặc Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh;
- Danh sách cá nhân có Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của cơ sở; có kèm theo Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy và quyết định tuyển dụng hoặc
hợp đồng lao động của từng cá nhân; - Văn bản chứng minh về điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh: Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê địa điểm hoạt động; bảng kê khai các phương tiện, thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh; Chứng chỉ công nhận chất lượng của phòng thí nghiệm và đánh giá hiệu chuẩn thiết bị kiểm định của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.
2.2. Trình tự, thủ tục xin cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
Bước 1: Cơ quan, tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ cho Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Người được cơ quan, tổ chức cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có
Bước 3: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra thành phần của hồ sơ và tính hợp lệ (các văn bản giấy tờ có trong hồ sơ khi gửi
+ Nếu hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần thì viết Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy, chữa cháy (Mẫu số PC03 ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP);
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ thì trả lại, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ (Mẫu số PC04 ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP).
Lưu ý:
– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải giao trực tiếp 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho người đến nộp hồ sơ và lưu 01 bản;
– Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật: cán bộ tiếp nhận hồ sơ gửi 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy đến địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ trước đó và lưu 01 bản.
– Trường hợp nộp hồ sơ qua cổng Dịch vụ công: Cán bộ tiếp nhận gửi thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại về việc tiếp nhận hoặc đề nghị hướng dẫn, bổ sung hồ sơ đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ.
Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên phiếu biên nhận hồ sơ, tổ chức, cá nhân đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về điều kiện và thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy. Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.