Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là Sổ đỏ, Sổ hồng là tên gọi không còn xa lạ với người dân. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những điều cần biết về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Mục lục bài viết
1. Vai trò của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Căn cứ khoản 16 Điều 3
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có vai trò rất quan trọng trong việc xác lập quyền lợi cho người sử dụng đất như quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất,…. cũng bảo vệ quyền lợi của họ khi xảy ra tranh chấp như tranh chấp về lối đi chung hoặc tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đất,… hoặc bị nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận. Nếu như người sử dụng đất không có Giấy chứng nhận sẽ bị thiệt thòi vì thực tế hiện nay việc tranh chấp đất đai xảy ra rất phổ biến và đất là một loại tài sản có giá trị cao.
2. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
– Đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, oanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao: cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam: cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận là Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu:
Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu:
Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như sau:
– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu số 04a/ĐK).
– Các giấy tờ quy định tại Điều 100
– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính (bản sao).
– Giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
– Xác nhận của Ủy ban nhân dẫn cấp xã về việc đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu:
Nếu có nhu cầu, Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.
Nếu như không có nhu cầu nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì có thể nộp hồ sơ tại:
+ Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với nơi chưa thành lập Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
+ Nộp tại bộ phận một cửa đối với địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Sau khi nhận được hồ sơ của cá nhân, hộ gia đình, cán bộ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ và trao phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ.
Cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung trong vòng 03 ngày nếu như hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
Cơ quan có thẩm quyền thực hiện các công việc theo nhiệm vụ để đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.
Cá nhân, hộ gia đình đề nghị cấp Giấy chứng nhận khi nhận được thông báo nộp tiền của cơ quan thuế thì nộp theo đúng số tiền, thời hạn như thông báo và giữ biên lai, chứng từ để xuất trình khi nhận Giấy chứng nhận.
Lưu ý: Một số trường hợp bị từ chối cấp giấy chứng nhận như sau:
– Không thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ.
– Hồ sơ không có đủ thành phần để thực hiện thủ tục theo quy định.
– Nội dung kê khai của hồ sơ không đảm bảo tính đầy đủ, thống nhất và hợp lệ theo quy định của pháp luật.
– Các thông tin trong hồ sơ không đảm bảo phù hợp với thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký có thẩm quyền.
– Giấy tờ giả mạo.
– Đối với tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là đối tượng phải thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự hoặc văn bản thông báo về việc kê biên tài sản thi hành án và nhận được văn bản của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng Thừa phát lại yêu cầu tạm dừng hoặc dừng việc cấp Giấy chứng nhận.
– Theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan, việc cấp Sổ đỏ không đủ điều kiện để thực hiện.
Bước 4: Trả kết quả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu:
Căn cứ khoản 40 Điều 2
Tuy nhiên, đối với những vùng miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian cấp không quá 40 ngày.
Khi cấp Giấy chứng nhận, người dân lưu ý phải đóng các loại thuế, phí sau: thuế thu nhập cá nhân (2% thuế suất tính trên giá trị chuyển nhượng mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng chuyển nhượng), lệ phí trước bạ, lệ phí cấp giấy chứng nhận.
4. Nội dung được ghi nhận trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Theo quy định, Giấy chứng nhận bao gồm 04 trang được in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen. Nội dung của Giấy chứng nhận do Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai) tự in, viết khi chuẩn bị hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp. Thông tin trên Giấy chứng nhận được ghi nhận như sau:
– Trang 1: có Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” được in màu đỏ.
+ Mục I ghi nhận thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
+ Số seri phát hành Giấy chứng nhận.
– Trang 2: mục II ghi nhận thông tin của thửa đất, nhà ở cũng như tài sản khác gắn liền trên đất.
+ Ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận.
+ Cơ quan cấp Giấy chứng nhận.
+ Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận.
– Trang 3: ghi nhận mục III về sơ đồ thửa đất, nhà ở cũng như tài sản khác có gắn liền trên đất.
+ Ghi nhận mục IV là những thông tin thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận.
– Trang 4: tiếp tục là nội dung của mục IV là những thông tin thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận.
– Trang bổ sung của Giấy chứng nhận: số hiệu thửa đất, số phát hành Giấy chứng nhận, số vào sổ cấp Giấy chứng nhận và những thông tin thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính.