Thư viện được xem là kho tri thức của nền văn hóa dân tộc, đây cũng là một bộ phận không thể thiếu trong văn hóa học đường, là không gian học tập chung của nhà trường và là nơi cập nhật kiến thức cho học sinh, sinh viên, giáo viên. Dưới đây là quy định của pháp luật về điều kiện và quy trình, thủ tục thành lập thư viện chuyên ngành.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện thành lập thư viện chuyên ngành:
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định số 93/2020/NĐ-CP, có quy định về điều kiện thành lập thư viện chuyên ngành. Theo đó, thư viện chuyên ngành cần phải đáp ứng được một số điều kiện thành lập như sau:
Thứ nhất, cần phải có mục tiêu tổ chức, hoạt động thư viện phù hợp với quy định của pháp luật, phải đáp ứng được đầy đủ chức năng và nhiệm vụ của thư viện chuyên ngành (căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Luật Thư viện 2019); đảm bảo đối tượng phục vụ là các cán bộ, viên chức, công chức, người lao động thuộc tổ chức, cơ quan thành lập thư viện và các đối tượng khác khi có nhu cầu sử dụng thư viện chuyên ngành phù hợp với Quy chế của thư viện.
Thứ hai, thư viện chuyên ngành cần phải có ít nhất số lượng 2.000 bản sách, trong đó cần phải có ít nhất 500 đầu tài liệu số; cần phải có các tạp chí, sách báo (trong đó bao gồm cả báo điện tử) gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức/cơ quan đã được xử lý theo Quy tắc nghiệp vụ thư viện chuyên ngành; phục vụ cho hoạt động công tác, giảng dạy, học tập, nghiên cứu của người sử dụng thư viện.
Thứ ba, thư viện chuyên ngành cần phải có cơ sở vật chất và tiện ích đảm bảo một số yêu cầu cơ bản như sau:
-
Diện tích thư viện chuyên ngành cần phải đáp ứng yêu cầu về bảo quản tài nguyên thông tin, kho chuyên môn, khu vực phục vụ, phòng chuyên môn, phòng nghiệp vụ và khu vực vệ sinh cho người quản lý, sử dụng thư viện;
-
Bảo đảm không gian đọc cho người sử dụng thư viện với diện tích ít nhất 100 mét vuông đối với các tổ chức, cơ quan ở cấp trung ương; đảm bảo không gian đọc cho người sử dụng thư viện với diện tích ít nhất 40 mét vuông đối với các cơ quan, tổ chức ở cấp cơ sở;
-
Đảm bảo điều kiện về cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật công nghệ thông tin, hệ thống thiết bị kết nối mạng internet, thiết bị an ninh trật tự, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thư viện, thiết bị ngoại vi và các thiết bị phụ trợ khác, mạng nội bộ, mạng diện rộng đáp ứng đầy đủ yêu cầu cho quá trình hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của người làm công tác trong thư viện và người phục vụ, người sử dụng thư viện, triển khai hoạt động liên thông trong hệ thống thư viện, tổ chức các hoạt động dịch vụ trực tuyến tại các dịch vụ khác có liên quan đến thư viện;
-
Đảm bảo các trang thiết bị, phương tiện chuyên dùng bảo quản tài nguyên thông tin thư viện, đảm bảo an ninh an toàn và phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, cá nhân làm công tác thư viện cần phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu sau đây:
-
Cá nhân làm công tác thư viện cần phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực thông tin – thư viện, phù hợp với tiêu chuẩn về vị trí việc làm theo quy định của pháp luật;
-
Cần phải có ít nhất số lượng 70% người làm công tác thư viện tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên chuyên ngành thông tin – thư viện; hoặc cá nhân tốt nghiệp chuyên ngành khác có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn kĩ thuật nghề nghiệp chuyên ngành thông tin – thư viện do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp;
-
Có khả năng sử dụng và ứng dụng công nghệ khoa học thông tin trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, có chức năng hướng dẫn người sử dụng thư viện khai thác thông tin và tiếp cận thông tin tại thư viện đó.
2. Thủ tục thành lập thư viện chuyên ngành:
Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục I Phần II Thủ tục ban hành kèm theo Quyết định 997/QÐ-BVHTTDL 2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thủ tục thành lập thư viện chuyên ngành được ghi nhận như sau:
(1) Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập thư viện chuyên ngành. Trong khoảng thời gian 30 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày ban hành Quyết định thành lập thư viện, tổ chức đăng ký thành lập thư viện chuyên ngành cần phải gửi thông báo thành lập đến cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ Văn hóa thể thao và du lịch.
+ Bước 2: Xem xét hồ sơ và giải quyết hồ sơ. Trong khoảng thời gian 15 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày nhận đầy đủ thành phần hồ sơ thông báo hợp lệ, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch cần phải trả lời bằng văn bản, trong trường hợp không đồng ý thì cần phải nêu rõ lý do chính đáng. Trong khoảng thời gian 10 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày tiếp nhận thông báo, nhận thấy thành phần hồ sơ không đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì Bộ Văn hóa thể thao và du lịch cần phải có trách nhiệm, nghĩa vụ gửi văn bản yêu cầu bổ sung hoặc điều chỉnh hồ sơ sao cho phù hợp.
+ Bước 3: Trả kết quả.
(2) Cách thức thực hiện thủ tục thành lập thư viện chuyên ngành: Có thể gửi trực tiếp, trực tuyến hoặc qua đường bưu điện đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (cụ thể là thông qua Vụ Thư viện).
(3) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
+ Bản sao Quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc Thông báo thành lập thư viện (áp đụng đối với những thư viện của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cơ sở giáo dục);
+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
(4) Thời hạn giải quyết thủ tục thành lập thư viện chuyên ngành: 15 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thông báo hợp lệ.
(5) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính thành lập thư viện chuyên ngành: Cơ quan thành lập thư viện.
(6) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính thành lập thư viện chuyên ngành:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập thư viện chuyên ngành: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính thành lập thư viện chuyên ngành: Vụ Thư viện;
+ Cơ quan phối hợp thực hiện thành lập thư viện chuyên ngành: Không quy định.
(7) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính thành lập thư viện chuyên ngành: Văn bản trả lời.
(8) Phí, lệ phí khi thực hiện thành lập thư viện chuyên ngành: Không.
3. Chức năng và nhiệm vụ của thư viện chuyên ngành:
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Luật Thư viện năm2019 có quy định về thư viện chuyên ngành. Theo đó, thư viện chuyên ngành là khái niệm để chỉ loại hình thư viện có tài nguyên thông tin chuyên sâu về một ngành nghề, một lĩnh vực hoặc nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực, hướng tới mục tiêu phục vụ cho các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan, tổ chức chủ quản. Đồng thời, thư viện chuyên ngành bao gồm:
-
Thư viện của cơ quan nhà nước;
-
Thư viện của tổ chức khoa học và công nghệ;
-
Thư viện của tổ chức chính trị;
-
Thư viện của tổ chức chính trị – xã hội;
-
Thư viện của tổ chức xã hội hoặc tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
-
Thư viện của tổ chức kinh tế.
Đồng thời, thư viện chuyên ngành sẽ thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ như sau:
-
Có chức năng phát triển tài nguyên thông tin sao cho phù hợp với chuyên ngành phục vụ; tiếp nhận tài nguyên thông tin, tiến hành hoạt động bổ sung và tổ chức khai thác tài nguyên thông tin từ hoạt động nghiên cứu, công bố tài liệu, khoa học, hội nghị, hội thảo, báo cáo nghiên cứu, các cuộc khảo sát của các cán bộ nghiên cứu, tổ chức chủ quản, cơ quan chủ quản, đề án, tạp chí chuyên ngành phải dự án chuyên sâu của các cơ quan hoặc tổ chức chủ quản;
-
Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành, xây dựng thư viện số chuyên ngành, bổ sung quyền truy cập và mua quyền truy cập tài nguyên thông tin chuyên ngành nước ngoài;
-
Thực hiện hoạt động liên thông với thư viện trong nước và thư viện nước ngoài;
-
Thực hiện một số nhiệm vụ khác do cơ quan, tổ chức chủ quản giao phó.
THAM KHẢO THÊM: