Chứng chỉ năng lực xây dựng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam, đây cũng là loại giấy tờ pháp lý bắt buộc cần phải có đối với các tổ chức tham gia vào hoạt động xây dựng. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1, 2, 3 được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1, 2, 3:
2. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1, 2, 3 gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 99 của Nghị định 175/2024/NĐ-CP, khi thực hiện thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1, 2, 3 thì thành phần hồ sơ cần phải bao gồm những loại giấy tờ như sau:
-
Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực xây dựng theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 03 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 175/2024/NĐ-CP;
-
Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp đã có quyết định thành lập;
-
Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành hoạt động xây dựng của tổ chức còn thời hạn hoặc
văn bản thỏa thuận theo pháp luật dân sự về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ cho hoạt động khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (áp dụng đối với các tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát địa chất công trình); -
Chứng từ, giấy tờ hoặc hợp đồng thuê trang thiết bị máy móc, mua bán trang thiết bị máy móc (áp dụng đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng, thi công xây dựng công trình);
-
Tài liệu chứng minh về quyền sử dụng phần mềm phục vụ cho hoạt động tính toán thiết kế kết cấu, địa kĩ thuật công trình (áp dụng đối với tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình hạng I);
-
Kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong đơn đề nghị xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đối với cá nhân đảm nhận chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề. Đối với cá nhân đảm nhận chức danh Chỉ huy trưởng trong hoạt động xây dựng thì có thể thay thế bằng văn bằng được đào tạo phù hợp với công việc mà mình đảm nhận; văn bằng được đào tạo của các cá nhân tham gia thực hiện công việc trên thực tế;
hợp đồng lao động được ký kết giữa các bên và các loại giấy tờ khác có liên quan đến bảo hiểm xã hội của cá nhân đảm nhận các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; -
Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp theo đúng quy định của pháp luật;
-
Hợp đồng và biên bản nghiệm thu công việc đã thực hiện trên thực tế theo nội dung kê khai; hoặc thông báo kết quả thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực xây dựng đối với tổ chức khảo sát xây dựng, lập thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế xây dựng, tư vấn quản lý các loại hình dự án đầu tư xây dựng hạng I và hạng II;
-
Hợp đồng nghiệm thu công trình và biên bản nghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng các hạng mục công trình, toàn bộ công trình xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng (trong trường hợp thi công công tác xây dựng chuyên biệt) đã thực hiện theo nội dung kê khai hoặc thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu của cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng đối với tổ chức thi công xây dựng, tư vấn giám sát thi công các công trình xây dựng, quyết định phê duyệt dự án xây dựng, giấy phép xây dựng công trình có thông tin về các nhóm dự án công trình xây dựng, loại công trình và cấp công trình xây dựng, quy mô kết cấu công trình xây dựng, công suất hoạt động và vị trí xây dựng của hạng mục công trình/bộ phận công trình;
-
Tài liệu giấy tờ liên quan đến nội dung chia tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức (áp dụng đối với trường hợp tổ chức được phân chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp).
Như vậy, hồ sơ trong quá trình thực hiện thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng khá phức tạp, cần phải lưu ý trong quá trình làm việc với cơ quan có thẩm quyền.
3. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức khi đề nghị xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1, 2, 3:
Tổ chức khi đề nghị xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng thì cần phải thực hiện một số quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 101 của Nghị định 175/2024/NĐ-CP, bao gồm:
Thứ nhất, tổ chức đề nghị xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng có các quyền sau đây:
-
Có quyền yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến việc cấp chứng chỉ năng lực xây dựng;
-
Có quyền được hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước theo đúng nội dung quy định ghi nhận trên chứng chỉ năng lực xây dựng;
-
Có quyền khiếu nại, quyền tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong quá trình cấp chứng chỉ và sử dụng chứng chỉ năng lực xây dựng.
Thứ hai, tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực xây dựng có những nghĩa vụ như sau:
-
Duy trì và đảm bảo điều kiện năng lực hoạt động của tổ chức trên thực tế theo nội dung ghi nhận trong chứng chỉ năng lực được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
-
Không được tẩy xóa hoặc sửa chữa chứng chỉ năng lực xây dựng dưới bất kỳ hình thức nào;
-
Người đại diện theo pháp luật của tổ chức cần phải xuất trình đầy đủ chứng chỉ năng lực xây dựng và chấp hành các yêu cầu về thanh tra, kiểm tra khi các lực lượng chức năng có yêu cầu;
-
Hoạt động đúng với lĩnh vực hoạt động, phạm vi hoạt động được ghi nhận trên chứng chỉ năng lực xây dựng, tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về xây dựng và các quy định pháp luật khác có liên quan;
-
Khai báo thành thật, trung thực hồ sơ trong quá trình đề nghị cấp chứng chỉ năng lực xây dựng theo đúng quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và tính hợp pháp của các loại giấy tờ tài liệu trong thành phần hồ sơ do mình cung cấp khi đề nghị cấp chứng chỉ năng lực xây dựng, cung cấp thông tin khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu phải nộp đầy đủ lệ phí theo quy định.
THAM KHẢO THÊM: