Tìm hiểu về thức ăn thủy sản? Điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản? Quy định về quy trình cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản?
Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của ngành thuỷ sản thì nhu cầu sử dụng thức ăn thủy sản cũng được đẩy mạnh, chính vì thế đã có nhiều loại thức ăn thủy sản mới xuất hiện. Nhưng để thức ăn thủy sản được lưu hành trên thị trường thì các đơn vị sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phải thực hiện thủ tục xin cấp phép cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản theo đúng các quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu quy định về điều kiện, thủ tục xin cấp phép cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản?
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về thức ăn thủy sản:
Ta hiểu về thức ăn thủy sản như sau:
Thức ăn thủy sản được hiểu cơ bản chính là loại sản phẩm cung cấp dinh dưỡng, thành phần có lợi đối với sự phát triển của động vật thủy sản, bao gồm các loại thức ăn hỗn hợp, chất bổ sung, thức ăn tươi sống và nguyên liệu.
Chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản (sau đây gọi là sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản) được hiểu là sản phẩm nhằm mục đích để điều chỉnh tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường theo hướng có lợi cho quá trình thực hiện việc nuôi trồng thủy sản. Các chủ thể là những cá nhân, tổ chức muốn sản xuất thức ăn thủy sản, các sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản cần phải được cơ quan nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất.
Phân loại thức ăn thủy sản:
Theo quy định cụ thể bên trên, ta nhận thấy, thị trường thủy hải sản Việt Nam hiện nay đã chia thức ăn thủy sản ra 4 nhóm chính cụ thể là: Thức ăn tự nhiên, thức ăn nhân tạo, thức ăn tự chế ,thức ăn tươi sống.
– Thức ăn tươi sống:
Thức ăn tươi sống được hiểu là các loại thức ăn chưa qua chế biến, tươi sống như tôm cá tạp, ốc, cua, giun,..
– Thức ăn tự nhiên:
Thức ăn tự nhiên được hiểu là những loại sinh vật sống và phát triển tự nhiên trong cùng môi trường với thủy sản như các sinh vật phù du, rong tảo,..
– Thức ăn tự chế:
Thức ăn tự chế chính là nguồn thức ăn do chính người nuôi trồng thủy sản chế biến, phối chế từ nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương, quy trình chế biến thường đơn giản và có dạng ẩm.
– Thức ăn nhân tạo:
Thức ăn nhân tạo sẽ ở dạng thức ăn khô hoặc thức ăn viên. Các loại cá được ăn thức ăn nổi còn các loại thủy sản giáp sác được sử dụng thức ăn chìm.
Tìm hiểu về một số loại thức ăn thủy sản:
Đối với ngành chế biến thức ăn thủy sản thì sẽ đòi hỏi nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản cần phải tươi sạch, đảm bảo. Không những thế còn đòi hỏi các thiết bị công nghệ cao cụ thể như là các loại máy nghiền, máy trộng bột và máy ép viên.
Bột cá được biết đến là một thành phần quan trọng không thể thiếu trong chăn nuôi lẫn nuôi trồng thủy sản. cá, nguyên liệu tươi sống, phụ gia sẽ cung cấp cho động vật thủy sản đầy đủ dưỡng chất cần thiết để có thể giúp tăng trưởng.
Trong giai đoạn hiện nay, Sodium butyrate được biết đến chính là một trong vài chất phụ gia có tiềm năng được đưa vào thức ăn thủy sản, mục đích ngăn chặn những tác đọng bất lợi cho các loài vật nuôi. Tiến hành cho thủy sản ăn thức ăn kèm với Sodium butyrate sẽ giúp ích cho đường ruột của các loại thủy sản.
Các loại phụ gia cụ thể như nấm men,vitamin. thảo dược, peptide và sản phẩm phụ động vật được thêm vào thức ăn thủy sản. Tác dụng hữu ích của các chất phụ gia này đó chính là tạo mùi, kích thích tiêu hóa, tạo kết dính,, cải thiện hệ miễn dịch chống vi khuẩn và kháng oxy hóa. Phụ gia trong thức ăn nuôi trồng thủy sản còn được gọi là thực phẩm thông minh bởi vì công dụng vượt trội của nó đối với ngành nuôi trồng.
Ta nhận thấy rằng, hiện nay, trong quá trình thực hiện nuôi thuỷ sản, cùng một môi trường sống và các đặc tính của thủy sản, biện pháp kỹ thuật giống nhau thì nguồn thức ăn cung cấp chiếm 50-75% chi phí. Nguồn thức ăn thủy sản chất lượng hay không, bổ sung đầy đủ hay không trong thực tiễn cũng sẽ có vai trò quyết định cơ bản đến năng suất, sản lượng và hiệu quả nuôi trồng thủy sản. Chính bởi vì thế mà các chủ thể sẽ có trách nhiệm cung cấp đủ lượng và chất thức ăn, năng suất thủy sản gia tăng và còn có thể giảm các loại chi phí khác.
2. Điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản:
Theo Điều 32 Luật thủy sản năm 2017 quy định các chủ thể là những tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khi địa điểm sản xuất nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại.
– Các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khi khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài.
– Các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khi nhà xưởng, trang thiết bị phù hợp với từng loại sản phẩm. Cụ thể:
+ Có nhà xưởng kết cấu vững chắc, nền không đọng nước, liên thông và một chiều từ nguyên liệu đến thành phẩm; tường, trần, vách ngăn, cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; khu chứa trang thiết bị, nguyên liệu vật liệu, thành phẩm bảo đảm không nhiễm chéo lẫn nhau và bảo đảm theo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, cung cấp;
+ Trang thiết bị tiếp xúc với nguyên liệu, thành phẩm bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; thiết bị thu gom và xử lý chất thải không gây ô nhiễm môi trường khu vực sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật để sản xuất chế phẩm sinh học, vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật.
– Các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khi có điều kiện phân tích chất lượng trong quá trình sản xuất. Cụ thể: Có phòng thử nghiệm hoặc có thuê phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất.
– Các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khi áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học. Cụ thể là phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học cho từng loại sản phẩm gồm các nội dung: nước phục vụ sản xuất; nguyên liệu, bao bì, thành phẩm; quá trình sản xuất; tái chế; lưu mẫu; kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh thiết bị; kiểm soát động vật gây hại; vệ sinh nhà xưởng, thu gom và xử lý chất thải.
– Các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khi có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, hóa học hoặc công nghệ thực phẩm.
Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành thì để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản các chủ thể là những tổ chức, cá nhân cần phải đáp ứng đầy đủ quy định được nêu trên. Việc ban hành quy định về điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có những vai trò và ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn đời sống.
3. Quy định về quy trình cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản:
Theo quy định của Luật Thủy sản 2017 và Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ thì hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm các loại giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất theo Mẫu số 11.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính Phủ.
– Bản thuyết minh điều kiện cơ sở sản xuất theo Mẫu số 12.NT ban hành kèm theo Phụ lục III Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính Phủ.
Đối với trường hợp hồ sơ là bản bằng chữ nước ngoài phải có bản dịch ra tiếng Việt và tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hồ sơ đã nộp.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:
– Cơ quan nhận hồ sơ:
+ Tổng cục Thủy sản: đối với hồ sơ của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
+ Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh: đối với hồ sơ của tổ chức, cá nhân trong nước.
– Hình thức nộp hồ sơ:
+ Các chủ thể có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính: các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao chứng thực hoặc bản chụp có đóng dấu của cơ sở. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;
+ Các chủ thể có thể nộp hồ sơ qua môi trường mạng (cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax): các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính. Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận:
Pháp luật quy định cụ thể trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra điều kiện của cơ sở sản xuất và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 13.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính Phủ.
Đối với trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục. Trong trường hợp kết quả kiểm tra điều kiện cơ sở đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 14.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính Phủ.
Còn với trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện.