Những vấn đề cơ bản về thay đổi người giám hộ? Trình tự thủ tục thay đổi người giám hộ?
Như chúng ta tìm hiểu có thể thấy giám hộ là việc cá nhân, tổ chức được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự. Việc đăng ký, chấm dứt, thay đổi giám hộ được pháp luật quy định khá rõ ràng và chi tiết trong Bộ luật Dân sự 2015 và những văn bản pháp luật có liên quan đến việc giám hộ. Để giải đáp những thắc mắc của quý khách hàng về những vấn cơ bản liên quan đến việc thay đổi người giám hộ LUẬT DƯƠNG GIA cung cấp một số thông tin cơ bản như sau.
Luật sư
1. Những vấn đề cơ bản về thay đổi người giám hộ?
Theo quy định tại Điều 46
Theo đó, người chưa thành niên không còn cha, mẹ; cha, mẹ mất năng lực hành vi hay bị hạn chế năng lực hành vi, bị hạn chế quyền của cha, mẹ; cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc thuộc vào nhóm người được giám hộ theo pháp luật.
Các trường hợp được thay đổi người giám hộ được pháp luật quy định theo quy định tại Điều 60 Bộ luật Dân sự 2015 thì người giám hộ được thay đổi trong các trường hợp sau đây:
– Trường hợp thứ nhất, người giám hộ không còn đủ các điều kiện quy định tại Điều 49, Điều 50 của Bộ luật này. Cụ thể như sau:
Tại Điều 49, 50 quy định về điều kiện trở thành người giám hộ theo pháp luật của cá nhân và cả pháp nhân là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự có thể đại diện để giám hộ, có những điều kiện cần thiết như phẩm chất đạo đức, không thuộc trường hợp người bị kết án, truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
– Trường hợp thứ hai, người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, không làm chủ được hành vi, mất năng lực hành vi dân sự; pháp nhân làm giám hộ chấm dứt tồn tại; riêng đối với trường hợp Tòa án tuyên bố mất tích thì trong trường hợp cá nhân mất tích, tuy quan hệ giám hộ về mặt pháp lý không đương nhiên chấm dứt nhưng trên thực tế, người được giám hộ cũng không có sự chăm sóc, bảo vệ của người giám hộ do đó, cũng cần có người giám hộ khác cho họ dẫn đến chấm dứt quan hệ giám hộ.
– Trường hợp thứ ba, người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ (được quy định tại Điều 55 Bộ luật dân sự) như người giám hộ không chăm sóc, giáo dục người được giám hộ, quản lý tài sản của người được giám hộ nhưng không hoàn thành như sử dụng ngoài thẩm quyền của mình,…..
– Trường hợp thứ tư, người giám hộ nhận thấy không còn khả năng giám hộ gửi đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ thay thế.
Bởi lẽ, đối với việc thay đổi người giám hộ cũng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác không liên quan đến các điều kiện mà pháp luật đưa ra đối với người có tư cách giám hộ, như về đạo đức, năng lực hành vi dân sự của người giám hộ. Việc thay đổi này có thể xuất phát từ mong muốn của người giám hộ khi họ đề nghị được thay đổi và có người khác có đủ điều kiện và tư cách đồng ý thay họ làm người giám hộ. Có thể đối chiếu theo yêu cầu thì khi xác lập quan hệ giám hộ thì buộc phải có sự đồng ý của người giám hộ. Có nghĩa là trong quan hệ giám hộ, bản thân người giám hộ phải hoàn toàn tự nguyện, không phải do ép buộc phải nhận trách nhiệm giám hộ thì mới có thể thực hiện được tốt việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Theo đó, nếu người giám hộ được thay đổi là giám hộ đương nhiên thì cá nhân thuộc các trường hợp quy định về người giám hộ đương nhiên (Điều 52 và Điều 53 Bộ luật dân sự 2015) sẽ trở thành người giám hộ đương nhiên. Nếu không có người giám hộ đương nhiên thì các quy định về việc cử, chỉ định người giám hộ cũng được áp dụng các quy định tương ứng như trường hợp cử, chỉ định người giám hộ đầu tiên (Điều 54 Bộ luật dân sự 2015)
– Trường hợp thứ năm, khi thay đổi người giám hộ đương nhiên thì những người được quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật dân sự 2015 là người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự; nếu không có người giám hộ đương nhiên thì việc cử, chỉ định người giám hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Bộ luật dân sự 2015.
Như vậy, pháp luật đã quy định rõ về điều kiện của người được nhận giám hộ và điều kiện của người trở thành giám hộ đương nhiên, trong trường hợp không phải là đương nhiên thì được cơ quan có thẩm quyền xem xét về các điều kiện cần để tiến hành cử, chỉ định người giám hộ. Đối với việc thay đổi người giám hộ thì được quy định về các trường hợp về năng lực, trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện quyền giam hộ của mình.
2. Trình tự thủ tục thay đổi người giám hộ.
Cơ sở pháp lý:
Thay đổi người giám hộ tức là chuyển giao giám hộ từ người này sang người khác. Nói cách khác, đó là việc một người chấm dứt giám hộ và người khác đăng ký giám hộ. Do đó các bên cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gồm hồ so chấm dứt giám hộ và hồ sơ đăng ký giám hộ. Trường hợp yêu cầu thay đổi người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự và có người khác đủ điều kiện nhận làm giám hộ, thì các bên làm thủ tục đăng ký chấm dứt giám hộ trước đó và đăng ký giám hộ mới. Cụ thể:
– Hồ sơ chấm dứt giám hộ:
+ Tờ khai đăng ký chấm dứt việc giám hộ theo mẫu số TP/HT-2012/TKCDGH tại Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23 tháng 05 năm 2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng số, biểu mẫu hộ tịch;
+ Quyết định công nhận việc giám hộ;
+ Danh mục tài sản hiện tại của người được giám hộ (nếu có);
Người yêu cầu đăng ký chấm dứt giám hộ nộp tờ khai đăng ký chấm dứt giám hộ và giấy tờ làm căn cứ chấm dứt giám hộ cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ trên, nếu thấy việc chấm dứt giám hộ đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật dân sự, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc chấm dứt giám hộ vào Sổ hộ tịch, cùng người đi đăng ký chấm dứt giám hộ ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục (tức cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp lại bản sao các giấy tờ, thông tin của cá nhân có yêu cầu) cho người yêu cầu.
– Hồ sơ đăng ký giám hộ cử hoặc giám hộ đương nhiên:
+ Giấy cử giám hộ do người cử giám hộ lập; hoặc tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định và giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên cho cơ quan đăng ký hộ tịch, nếu có nhiều người cùng cử một người làm giám hộ thì tất cả phải ký vào giấy cử giám hộ;
+ Danh mục tài sản riêng của người được giám hộ do người cử giám hộ lập thành 3 bản trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng.
Đồng thời, người đăng ký giám hộ phải xuất trình các giấy tờ sau:
+ Bản chính giấy CMND, hộ khẩu của người giám hộ, người cử giám hộ và người được giám hộ;
+ Bản chính giấy tờ chứng minh điều kiện của người giám hộ (chỗ ở, thu nhập…);
+ Bản chính giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người giám hộ với người được giám hộ.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ trên, nếu thấy đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết trường hợp thay đổi người giám hộ theo quy định tại Điều 19 của Luật hộ tịch năm 2014 là:
– Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đã đăng ký giám hộ là cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục chấm dứt việc giám hộ.
– Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người giám hộ cư trú là cơ quan có thẩm quyền tiến hành đăng ký việc giám hộ.
Như vậy, có thể thấy trường hợp người giám hộ trong trường hợp tự nhận thức được cá nhân mình không thể tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ của người giam hộ hoặc trong trường hợp có yêu cầu thay đổi, người có thể nhận giám hộ khác thì người giám hộ cũ thực hiện chấm dứt giám hộ và người giám hộ mới đăng ký giám hộ theo thủ tục mà chúng tôi đã trình bày bên trên có cả đăng ký giám hộ đương nhiên hoặc được cử, chỉ định giám hộ.