Với mục tiêu phát triển trở thành một đô thị khoa học và công nghệ, nhiều khu công nghệ cao được thành lập và ra đời. Dưới đây là quy định của pháp luật về điều kiện, thủ tục, thẩm quyền thành lập khu công nghệ cao.
Mục lục bài viết
1. Hiểu như thế nào về khu công nghệ cao?
Thuật ngữ công nghệ cao (hay còn gọi là high tech) thực tế hiện nay đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới trong nhiều ngành khác nhau. Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm này, nhưng nhìn chung, phần lớn cho rằng, thuật ngữ công nghệ cao dùng để chỉ một công nghệ (hay còn gọi là technology) hay một kỹ thuật (hay còn gọi là technique) hiện đại, tiên tiến được áp dụng vào quy trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng cao, giá thành hạ. Nhìn chung thì công nghệ cao được ứng dụng và chuyển giao cho tất cả các lĩnh vực công nghệ như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ tự động hóa…
Còn về khái niệm khu công nghệ cao, thì cần phải hiểu rằng khu công nghệ cao là khái niệm để chỉ nơi tập trung có sự liên kết chặt chẽ trong hoạt động nghiên cứu cũng như ứng dụng các hình thái công nghệ cao trong đời sống, hoạt động của khu công nghệ cao chủ yếu với mục đích để ươm tạo công nghệ cũng như đào tạo một nguồn nhân lực có chất lượng tốt phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, và cung ứng dịch vụ cũng như các sản phẩm công nghệ cao. Hiện nay thì khu công nghệ cao mang trong mình những trọng trách lớn lao, cụ thể là các nhiệm vụ sau đây:
– Khu công nghệ cao thực hiện chức năng nhiệm vụ nghiên cứu và ứng dụng nhằm phát triển công nghệ cũng như ươm tạo các sản phẩm công nghệ cao, Đồng thời qua đó cung ứng và sản xuất ra các dịch vụ công nghệ cao phục vụ cho đời sống;
– Khu công nghệ cao thực hiện chức năng nhiệm vụ liên kết để tìm kiếm cũng như nghiên cứu và đào tạo ra các nguồn nhân lực công nghệ cao, đồng thời sản xuất và sáng chế ra những sản phẩm công nghệ cao,
– Khu công nghệ cao có chức năng và nhiệm vụ tổ chức các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao như hội chợ hoặc triển lãm và trình diễn các sản phẩm công nghệ … ;
– Ngoài ra thì khu công nghệ cao còn có nhiệm vụ thu hút các nguồn nhân lực trong và ngoài nước nhằm phục vụ cho hoạt động thúc đẩy công nghệ cao phát triển.
2. Điều kiện thành lập khu công nghệ cao:
Theo Điều 31 của Văn bản hợp nhất Luật Công nghệ cao năm 2019, thì để thành lập khu công nghệ cao cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, thành lập khu công nghệ cao phải phù hợp với chính sách của đảng và nhà nước trong lĩnh vực phát triển công nghệ và công nghiệp, đáp ứng được các quy định của pháp luật về công nghệ hiện hành.
Thứ hai, khu công nghệ cao đó phải đáp ứng được quy mô diện tích phù hợp, khu công nghệ phải được đặt tại địa điểm thuận lợi về địa thế giao thông cũng như có sự liên kết với các cơ sở nghiên cứu, đồng thời phải có trình độ đào tạo đạt ở mức cao hơn so với các khu công nghệ bình thường.
Thứ ba, khu công nghệ cao phải có hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ đáp ứng được những yêu cầu trong hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ, phải hoạt động nhằm mục đích ươm tạo công nghệ cao cũng như sản xuất và ứng dụng ra các sản phẩm và dịch vụ công nghệ cao phục vụ cho đời sống nhân dân.
Thứ tư, nhân lực làm việc trong khu công nghiệp cao phải là nguồn nhân lực chuyên nghiệp đặt dưới sự quản lý chặt chẽ và khoa học.
Như vậy để thành lập một khu công nghiệp cao, đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nêu trên do đây là một loại hình mang nhiều đặc biệt.
3. Thủ tục thành lập khu công nghệ cao:
Để thành lập khu công nghệ cao sẽ phải thực hiện theo các bước cơ bản sau đây:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ và đầy đủ. Các chủ thể thành lập khu công nghệ cao có thể nộp thông qua nhiều hình thức khác nhau, nộp trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện đến trụ sở của Bộ Khoa học và công nghệ. Một bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm những thành phần cơ bản sau đây:
– Đơn đề nghị công nhận thành lập khu công nghệ cao theo mẫu như quy định của pháp luật hiện hành;
– Bản sao có công chứng chứng thực của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư, nếu không có thì có thể thay bằng giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ…;
– Bản thuyết minh của các chủ thể có nhu cầu thành lập khu công nghệ cao khi đáp ứng được các điều kiện về: sản xuất và cung ứng các sản phẩm công nghệ cao thuộc danh mục được chính phủ khuyến khích phát triển, tổng chi bình quân của chủ thể đó trong thời hạn ba năm liên tiếp cho hoạt động nghiên cứu nhằm phát triển công nghệ cao ít nhất bằng 1% tổng doanh thu hằng năm, từ năm thứ tư trở đi thì phải đạt trên 1% tổng doanh thu hằng năm, Đặc biệt là từ năm thứ năm trở đi thì phải đặt trên 70% trở lên, ngoài ra số lượng lao động trong các doanh nghiệp đó thì phải đạt tới trình độ đại học trở lên, Đồng thời các chủ thể đó phải áp dụng được các biện pháp thân thiện với môi trường cũng như phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam.
Bước 2. Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ hợp lệ thì sẽ tiến hành nộp đến chủ thể có thẩm quyền đó là Bộ Khoa học và công nghệ. Trường hợp xét thấy hồ sơ chưa đầy đủ thì Bộ Khoa học và công nghệ sẽ gửi văn bản yêu cầu bổ sung hoàn thiện đối với các chủ thể có nhu cầu thành lập khu công nghệ cao, thông qua phương thức trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. Trong thời hạn theo quy định của pháp luật là 10 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được văn bản của chủ thể có thẩm quyền là Bộ Khoa học và công nghệ, thì các cụ lại có nhu cầu thành lập khu công nghệ cao phải có trách nhiệm bổ sung sửa chữa theo như yêu cầu của chủ thể có thẩm quyền đưa ra.
Bước 3. Trong thời hạn theo quy định của pháp luật là năm ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Bộ Khoa học và công nghệ sẽ tổ chức để lấy ý kiến thăm dò đối với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương có liên quan đến lĩnh vực này để xin ý kiến.
Bước 4. Trong thời hạn theo quy định của pháp luật là 30 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Bộ Khoa học và công nghệ tiến hành thẩm định và cấp giấy chứng nhận thành lập khu công nghệ cao và gửi cho những chủ thể có yêu cầu. Đối với trường hợp mà từ chối cấp giấy chứng nhận thì Bộ Khoa học và công nghệ sẽ phải có lý do rõ ràng bằng văn bản gửi đến cho chủ thể có yêu cầu.
4. Thẩm quyền thành lập khu công nghệ cao:
Căn cứ theo Điều 2 Quy chế Khu công nghệ cao, đã quy định rõ ràng khu công nghệ cao là một khái niệm để chỉ những khu kinh tế kỹ thuật thực hiện nhiều chức năng khác nhau và có ranh giới xác định cụ thể rõ ràng. Khu công nghệ cao do chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật quyết định thành lập là Thủ tướng chính phủ. Như vậy đối địch đối chiếu theo quy định đó thì thẩm quyền quyết định việc thành lập đối với những khu công nghệ cao thuộc về Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập khu công nghệ cao nhầm nhiều mục đích khác nhau nhưng chủ yếu là để nghiên cứu và phát triển cũng như ứng dụng khoa học công nghệ hoặc đào tạo ra các nguồn nhân lực công nghệ cao đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh các sản phẩm công nghệ. Đồng thời thì nhà nước ta nói chung và chính phụ nói riêng cũng sẽ dành phần nhiều ngân sách để áp dụng những cơ chế đặc thù phục vụ cho quá trình thực hiện chủ trương nhiệm vụ về đề án công nghệ cao, bởi nhìn chung thì đây là một lĩnh vực có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong phát triển an ninh quốc phòng cũng như kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Vì thế, các chủ thể là Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan trình lên Thủ tướng Chính phủ để Chính phủ tiến hành xem xét, quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động của khu công nghệ cao.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất Luật Công nghệ cao năm 2019.