Điều kiện thôi phục vụ tại ngũ và mức trợ cấp được hưởng. Trường hợp bạn thôi phục vụ tại ngũ theo hình thức phục viên.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin kính chào luật sư. Tôi sinh năm 1981. Năm 2005 tốt nghiệp Đại học, sau đó đi huấn luyện sỹ quan dự bị và phục vụ trong quân đội với quân hàm thiếu uý. Năm 2008 tôi được chuyển sang chế độ sỹ quan thường trực thăng quân hàm trung uý. Năm 2010 tôi được thăng quân hàm thượng uý. Năm 2013 thăng quân hàm đại uý. Năm 2017 tôi được thăng quân hàm thiếu tá làm việc trong môi trường đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm. Nay do điều kiện gia đình tôi muốn ra quân. Kính mong luật sư tư vấn giúp tôi thủ tục hồ sơ xin ra quân cần những gì. Khi ra quân chế độ của tôi được hưởng như thế nào. Tôi xin chân thành cảm ơn
Luật sư tư vấn:
Dựa theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đang là sĩ quan thường trực trong quân đội với quân hàm thiếu tá và hiện tại bạn đang muốn ra quân. Việc bạn muốn ra quân được hiểu là bạn muốn thôi phục vụ tại ngũ trong quân đội. Để giải quyết về vấn đề này, cần xem xét các phương diện sau:
Thứ nhất, về việc thôi phục vụ tại ngũ của bạn – một sĩ quan quân đội.
Về việc thôi phục vụ tại ngũ của sĩ quan quân đội, tại Điều 35
Điều 35. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ
1. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ trong các trường hợp sau đây:
a. Đủ điều kiện nghỉ hưu;
b. Hết tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại Điều 13 của Luật này;
c. Do thay đổi tổ chức, biên chế mà không còn nhu cầu bố trí sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng;
d. Không còn đủ tiêu chuẩn quy định đối với sĩ quan tại ngũ.
2. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ theo một trong các hình thức sau đây:
a. Nghỉ hưu;
b. Chuyển ngành;
c. Phục viên;
d. Nghỉ theo chế độ bệnh binh.
3. Khi thôi phục vụ tại ngũ, nếu đủ tiêu chuẩn và chưa hết hạn tuổi phục vụ của sĩ quan dự bị quy định tại Điều 38 của Luật này thì chuyển sang ngạch sĩ quan dự bị
Xem xét trong trường hợp của bạn, theo thông tin, bạn sinh năm 1981. Năm 2005, tốt nghiệp đại học, sau đó đi huấn luyện sĩ quan dự bị và phục vụ trong quân đội với quân hàm thiếu úy. Năm 2008, bạn được chuyển sang chế độ sĩ quan thường trực với quân hàm thiếu úy. Năm 2010, bạn thăng quân hàm thượng úy. Năm 2013 thăng quân hàm đại úy. Năm 2017, bạn được thăng quân hàm thiếu tá làm việc trong môi trường đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Có thể thấy, tính đến thời điểm hiện tại, bạn mới 37 tuổi, hiện phục vụ thường trực với quân hàm thiếu tá. Trường hợp này, căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt nam năm 1999, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt nam sửa đổi năm 2008 thì hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm thiếu tá được xác định là 48 tuổi đối với nam, 48 tuổi đối với nữ. Do vậy, hiện tại bạn vẫn đang trong độ tuổi phục vụ tại ngũ.
Ngoài ra, tính từ thời điểm bạn bắt đầu phục vụ trong quân đội (năm 2005) đến nay (năm 2018) thì bạn có 13 năm phục vụ trong quân đội. Trường hợp này, bạn bắt đầu phục vụ trong quân đội ngay sau khi tốt nghiệp đại học, nên nếu được tham gia bảo hiểm xã hội cho đối tượng sĩ quan thì tính đến thời điểm hiện tại, bạn vẫn chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm. Trường hợp này, căn cứ theo quy định tại Điều 36 Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 thì:
“Điều 36. Điều kiện nghỉ hưu của sĩ quan
Sĩ quan được nghỉ hưu khi:
1. Đủ điều kiện theo quy định bảo hiểm xã hội của Nhà nước;
2. Trong trường hợp chưa đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều này, quân đội không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng hoặc không chuyển ngành được, nếu nam sĩ quan có đủ 25 năm và nữ sĩ quan có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên thì được nghỉ hưu.”
Trong đó, điều kiện nghỉ hưu theo quy định của
“Điều 54: Điều kiện hưởng lương hưu
…2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác;
b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.”
Trường hợp bạn là sĩ quan quân đội muốn nghỉ hưu sớm thì theo quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, bạn phải đáp ứng điều kiện khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, đồng thời phải thuộc một trong các trường hợp:
– Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;
– Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ lao động thương binh và xã hội, Bộ Y tế ban hành.
Căn cứ theo quy định Điều 36 Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999, Điều 54, Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 được trích dẫn ở trên thì hiện tại bạn chưa đủ tuổi để nghỉ hưu theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, và Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt nam năm 1999.
Như vậy, qua phân tích nêu trên, trường hợp này, bạn đang không thuộc trường hợp đủ tuổi nghỉ hưu hay hết tuổi phục vụ tại ngũ. Do vậy, nếu muốn thôi phục vụ tại ngũ, bạn phải thuộc trường hợp do thay đổi tổ chức, biên chế mà không còn nhu cầu bố trí sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng hoặc thuộc trường hợp không còn đủ tiêu chuẩn quy định với sĩ quan tại ngũ.
Nếu không thuộc vào một trong các trường hợp này thì bạn chưa đủ điều kiện để được phép xuất ngũ. Các quy định này xuất phát từ tính chất nghề nghiệp của bạn, đó là công việc có tính kỷ luật cao, phục vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân, vì vậy không thể xuất ngũ (ra quân) một cách không quy củ được.
Thứ hai, các chế độ mà bạn được hưởng khi thôi phục vụ tại ngũ.
Trường hợp bạn thuộc một trong các trường hợp được thôi phục vụ tại ngũ được xác định ở trên, thì bạn chỉ có thể thôi phục vụ theo một trong các hình thức như phục viên, hoặc chuyển ngành hoặc nghỉ theo chế độ bệnh binh theo quy định. Trường hợp này, quyền lợi mà bạn được hưởng được xác định:
- Trường hợp bạn thôi phục vụ tại ngũ theo hình thức chuyển ngành.
Khi bạn thôi phục vụ tại ngũ theo hình thức chuyển ngành thì căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999, được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi năm 2008, thì quyền lợi bạn được hưởng, bao gồm:
– Được Nhà nước bảo đảm đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết đối với sĩ quan chuyển ngành theo yêu cầu của tổ chức.
– Bảo đảm mức lương sĩ quan tại thời điểm chuyển ngành trong thời gian tối thiểu là 18 tháng;
– Khi nghỉ hưu được hưởng phụ cấp thâm niên tính theo thời gian phục vụ tại ngũ và cấp bậc quân hàm tại thời điểm chuyển ngành; trường hợp mức lương hiện hưởng thấp hơn mức lương sĩ quan tại thời điểm chuyển ngành thì được lấy mức lương sĩ quan tại thời điểm chuyển ngành để tính lương hưu;
– Sử dụng quân phục, quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu trong những ngày lễ và những cuộc hội họp, những buổi giao lưu truyền thống của quân đội;
– Trường hợp do nhu cầu điều động trở lại phục vụ trong quân đội, thì thời gian chuyển ngành được tính vào thời gian công tác liên tục để xét thăng cấp bậc quân hàm và thâm niên.
- Trường hợp bạn thôi phục vụ tại ngũ theo hình thức phục viên.
Khi bạn là sĩ quan phục vụ tại ngũ theo hình thức phục viên, thì bạn sẽ được hưởng các quyền lợi sau:
– Bạn sẽ nhận được trợ cấp tạo việc làm và trợ cấp phục viên một lần.
Mức hưởng trợ cấp tạo việc làm được xác định theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8
Mức hưởng trợ cấp phục viên một lần được xác định theo điểm b khoản 2 Điều 8
Ngoài ra, bạn còn có thể được trợ cấp tiền tàu xe (loại thông thường) từ đơn vị về nơi cư trú.
– Trường hợp, bạn có đủ 15 năm phục vụ trong quân đội trở lên, khi ốm đau được khám bệnh, chữa bệnh miễn hoặc giảm viện phí tại cơ sở quân y theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
– Sử dụng quân phục, quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu trong những ngày lễ và những cuộc hội họp, những buổi giao lưu truyền thống của quân đội;
– Được chính quyền địa phương nơi sĩ quan cư trú hợp pháp đăng ký hộ khẩu, tạo điều kiện để làm ăn sinh sống; trường hợp chưa có nhà ở thì được bảo đảm nhà ở hoặc đất ở theo quy định của Chính phủ;
– Khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế tại các cơ sở quân y và dân y.
- Trường hợp bạn thôi phục vụ tại ngũ, nghỉ theo chế độ bệnh binh.
Bạn đang là quân nhân phục vụ tại ngũ, được nghỉ theo chế độ bệnh binh nếu bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh binh” theo quy định của Điều 23
Trường hợp bạn thôi phục vụ tại ngũ theo trường hợp nghỉ theo chế độ bệnh binh thì căn cứ theo khoản 4 Điều 37 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi năm 2008, bạn sẽ được hưởng các chế độ ưu đãi theo pháp lệnh ưu đãi với người có công với cách mạng.
Cụ thể theo quy định tại Điều 24
“Điều 24. Các chế độ ưu đãi đối với bệnh binh bao gồm:
1. Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động;
2. Bảo hiểm y tế; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật của từng người và khả năng của Nhà nước;
3. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm;
4. Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi (để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này.”
Như vậy, tùy vào từng hình thức thôi phục vụ tại ngũ mà chế độ, quyền lợi của bạn cũng có sự khác nhau. Bạn cần căn cứ vào tình huống thực tế của mình để xác định cụ thể. Bởi trong thông tin bạn cung cấp cho thấy bạn không đủ điều kiện nghỉ hưu, cũng chưa hết tuổi phục vụ tại ngũ nhưng không nói rõ, bạn có bị suy giảm khả năng lao động không, Nhà nước có sự thay đổi về tổ chức biên chế gì không,… nên không thể khẳng định chắc chắn về trường hợp cụ thể của bạn. Nếu bạn không thuộc một trong các trường hợp mà pháp luật quy định tại Điều 35 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi năm 2008 thì bạn sẽ không thể thôi phục vụ tại ngũ được.
Hồ sơ giải quyết các chế độ cho sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, bạn nên liên hệ với đơn vị nơi mình làm việc để biết thông tin chi tiết.