Trước khi đăng ký vào khối trưởng quân đội thì các thí sinh cần phải lưu ý những quy định về độ tuổi, tiêu chuẩn chính trị, trình độ văn hóa, tiêu chuẩn đạo đức ... Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?
Mục lục bài viết
- 1 1. Điều kiện dự tuyển vào các trường Quân đội của các thí sinh:
- 2 2. Tiêu chuẩn đạo đức, chính trị khi dự thi vào trường Quân đội:
- 3 3. Quy định tiêu chuẩn về văn hóa và độ tuổi khi dự thi vào trường Quân đội:
- 4 4. Trách nhiệm của các cấp trong Quân đội đối với thí sinh dự thi vào trường quân đội:
1. Điều kiện dự tuyển vào các trường Quân đội của các thí sinh:
Căn cứ theo quy định tại Thông tư
Bên cạnh đó thì có thể thấy, chủ thể có thẩm quyền đó là Ban chỉ huy quân sự cấp quận huyện sẽ tiến hành hoạt động tổ chức các buổi khám sức khỏe tổng hợp và đưa ra kết luận rằng các thí sinh này có đủ tiêu chuẩn để dự thi vào các trường quân đội hay không, bởi môi trường rèn luyện trong quân đội vô cùng nghiêm khắc, vì vậy đòi hỏi các chủ thể khi dự tuyển vào các môi trường này cần phải đáp ứng nhu cầu về sức khỏe và thể chất. Mỗi trường quân đội sau đó sẽ công bố những quy định riêng về tiêu chuẩn sức khỏe cụ thể như chiều cao, cân nặng và tất khúc xạ, tuy nhiên thì có thể thấy, các thí sinh khi dự tuyển vào trường quân đội nói chung phải đạt sức khỏe loại 01 và loại 02, thì mới đảm bảo yêu cầu. Trong đó cần hiểu rõ rằng, về vấn đề tiêu chuẩn chiều cao thì hiện nay chiều cao đang được áp dụng thông qua 01 nhóm cơ bản sau:
– Nhóm trường đào tạo sĩ quan chỉ huy, nhóm trường đào tạo sĩ quan tham mưu và hậu cần, đào tạo chính trị phải đặt chiều cao tối thiểu từ 1m65 và nặng 50kg trở lên;
– Còn đối với những nhóm trường đào tạo kỹ sư hoặc đào tạo bác sĩ thì tiêu chuẩn chiều cao phải đạt là 1m63 và 50kg trở lên.
Ngoài ra còn cần phải lưu ý, riêng đối với những thí sinh được xác định là người đồng bào dân tộc thiểu số (16 dân tộc rất ít người gồm: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ) thì sẽ được hạ chiều cao từ 1m60 xuống còn 1m58. Quy định này được đánh giá là phù hợp bởi vì vấn đề đó sẽ đảm bảo cho các thí sinh sinh sống ở những vùng đồng bào dân tộc thiểu số – nơi mà có điều kiện kinh tế xã hội kém phát triển khiến cho thể lực của họ cũng không được đảm bảo với những ký sinh sống ở các khu vực phát triển khác trên địa bàn cả nước, góp phần tạo nên sự bình đẳng và thể hiện tính nhân văn của pháp luật. Như vậy thì đối với các thí sinh dưới 1m60 thuộc các khu vực nêu trên sẽ được coi là đủ điều kiện sơ tuyển vào các ngành quân đội nói chung. Ngoài ra thì căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Thông tư 17/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội (sau được sửa đổi bởi thông tư 24/2018/TT-BQP của Bộ Quốc phòng), cũng có quy định rằng các thí sinh phải đắp ứng tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức tốt, vấn đề này sẽ được phân tích cụ thể trong phần dưới đây.
2. Tiêu chuẩn đạo đức, chính trị khi dự thi vào trường Quân đội:
Căn cứ theo Điều 14 của Thông tư 17/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội (sau được sửa đổi bởi thông tư 24/2018/TT-BQP của Bộ Quốc phòng), có quy định về một số tiêu chuẩn đạo đức và chính trị đối với các thí sinh khi dự thi vào các trường quân đội, cụ thể như sau:
– Thí sinh dự thi vào các trường quân đội phải theo hệ tự nguyện, tức là theo mong muốn và nhu cầu của bản thân thì các thí sinh đó đã tự nguyện đăng ký dự tuyển vào các trường trong quân đội, sau khi đã trúng tuyển vào học trong các môi trường quân đội này thì họ phải tuyệt đối chấp hành sự phân công công tác của nhà trường và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ quốc phòng;
– Khi dự tuyển vào các trường quân đội thì cần phải đáp ứng tiêu chuẩn về mặt phẩm chất, các thí sinh đó phải là người có tư cách đạo đức tốt, phẩm chất đạo đức trong sạch và phải là đoàn viên của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các chủ thể này phải có lý lịch rõ ràng, lý lịch chính trị trong gia đình phải minh bạch, lý lịch bản thân phải cụ thể và họ có đủ điều kiện để kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam theo quy định của pháp luật, họ không có bất kỳ một vi phạm đau trong vấn đề liên quan đến đảng hoặc trong lĩnh vực bảo vệ chính trị nội bộ của đảng;
– Trên cơ thể của các thí sinh khi dự tuyển vào các trường quân đội không có bất kỳ hình xăm mang tính chất kinh dị, các loại hình xăm kỳ quái hoặc kích động, mang tính bạo lực gây phản cảm cho các chủ thể và mang bản chất chống đối lại tổ quốc, dân tộc.
Nhìn chung thì có thể thấy, nếu đắp ứng được các tiêu chuẩn về mặt đạo đức và chính trị nêu trên thì có thể đăng ký dự thi vào các môi trường quân đội. Về thẩm tra và xác minh lý lịch của các thí sinh đăng ký sơ tuyển và xét tuyển vào các môi trường quân đội như: Học viện, hoặc trường sĩ quan quân đội, thì sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật một cách chặt chẽ và nghiêm túc. Đồng thời pháp luật hiện nay cũng nghiêm cấm hành vi cho thí sinh hoặc thân nhân của thí sinh tự khai vào biên bản thẩm tra xác minh tư cách lý lịch chính trị của thí sinh đó, nghiêm cấm hành vi tự đi lấy xác nhận của các cấp đảng ủy địa phương mà không thông qua hoạt động thẩm tra xác minh của các cán bộ được cử đi xác minh. Trong các phần kết luận của biên bản xác minh và trong biên bản thẩm tra xác minh lý lịch cần phải ghi đầy đủ theo hướng dẫn của chủ thể có thẩm quyền, và kết luận một cách rõ ràng cụ thể, phản ánh rõ rằng các thí sinh đó có đủ điều kiện để kết nạp vào đảng Cộng sản Việt Nam và yham gia đào tạo trong các môi trường quân đội hay không.
3. Quy định tiêu chuẩn về văn hóa và độ tuổi khi dự thi vào trường Quân đội:
Căn cứ theo Điều 15 của Thông tư 17/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội (sau được sửa đổi bởi thông tư 24/2018/TT-BQP của Bộ Quốc phòng), có quy định về một số tiêu chuẩn văn hóa và độ tuổi đối với các thí sinh khi dự thi vào các trường quân đội, cụ thể như sau:
– Tính đến thời điểm các thí sinh này tham gia hoạt động xét tuyển, thì họ phải đắp ứng được điều kiện về trình độ văn hóa đó là đã tốt nghiệp bậc trung học phổ thông theo hình thức giáo dục chính quy hoặc hình thức giáo dục thường xuyên phù hợp với quy định của pháp luật, hoặc họ đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề tại các cơ sở hoạt động hợp pháp;
– Trường hợp thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp, tuy nhiên chưa có bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông thì họ sẽ phải tham gia học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong các chương trình thuộc bậc giáo dục phổ thông theo quy định của chủ thể có thẩm quyền đó là Bộ giáo dục và đào tạo;
– Các chủ thể tham gia kỳ thi dự tuyển vào các môi trường quân đội phải là thanh niên ngoài quân đội có độ tuổi từ đủ 17 đến 21 tuổi;
– Đối với trường hợp quân nhân tại ngũ hoặc đã xuất ngũ thì phải đắp ứng được độ tuổi từ đủ 18 đến 23 tuổi.
Như vậy thì có thể thấy, cần phải đắp ứng được các tiêu chuẩn nêu trên thì bạn mới có thể tham gia dự thi vào các khối trường quân đội.
4. Trách nhiệm của các cấp trong Quân đội đối với thí sinh dự thi vào trường quân đội:
Căn cứ theo Điều 18 của Thông tư 17/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội (sau được sửa đổi bởi thông tư 24/2018/TT-BQP của Bộ Quốc phòng), có quy định về trách nhiệm của các cấp trong Quân đội như sau:
– Chủ thể có thẩm quyền đó là Ban tuyển sinh quân sự thuộc Bộ quốc phòng cần phải thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ của mình, cần phải chịu trách nhiệm trong việc hướng dẫn và chỉ đạo cho các đơn vị và các cơ quan trực thuộc Bộ quốc phòng về công tác sơ tuyển đối với các thí sinh khi họ tham gia dự tuyển vào các môi trường quân đội;
– Các cấp trong quân đội cần phải có trách nhiệm trong việc chỉ huy các cơ quan và đơn vị trực thuộc Bộ quốc phòng, hiệu trưởng hoặc giám đốc bộ các trường quân đội phải có trách nhiệm và nghĩa vụ trong quá trình tuyển sinh, chịu trách nhiệm trước chủ thể có thẩm quyền đó là Bộ trưởng bộ quốc phòng, trưởng ban tuyển sinh quân sự Bộ quốc phòng về quá trình tổ chức việc sơ tuyển và chất lượng sơ tuyển các thí sinh trong phạm vi mà mình quản lý, không được để xảy ra hiện tượng bỏ lọt những trường hợp không đủ tiêu chuẩn vào học trong các môi trường quân đội, bên cạnh đó cũng không được phép để xảy ra các sai sót và gian lận trong hồ sơ đăng ký dự tuyển trái quy định của pháp luật hiện nay;
– Ban tuyển sinh quân sự cấp quận huyện và đơn vị cấp trung đoàn hoặc cấp tương đương phải có trách nhiệm trong việc tổ chức chặt chẽ quá trình sơ tuyển và đăng ký dự tuyển của các thí sinh khi họ tham dự thi tuyển vào môi trường quân đội, tổ chức hoạt động khám sức khỏe và xác minh lý lịch chính trị một cách rõ ràng và minh bạch, lập hồ sơ đăng ký dự tuyển cho các thí sinh đúng thời gian và đảm bảo chất lượng theo quy định của pháp luật, hạn chế thấp nhất tình trạng trả lại hồ sơ sau khi đã lập hồ sơ đăng ký dự tuyển, phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thí sinh và không ngừng nâng cao chất lượng, không ngừng nâng cao số lượng của nguồn tuyển sinh.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 17/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội;
– Thông tư 24/2018/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 17/2016/TT-BQP ngày 11/03/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội và Thông tư 42/2017/TT-BQP ngày 27/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 17/2016/TT-BQP ngày 11/03/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội.