Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm là một trong những loại quảng cáo cần phải đáp ứng các điều kiện nhất định theo quy định pháp luật để thực hiện. Vậy điều kiện quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm bao gồm những gì?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm:
Để thực hiện việc quảng cáo một số loại hàng hóa, dịch vụ đặc biệt cần phải đáp ứng các quy định về điều kiện quảng cáo. Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 20 Luật Quảng cáo năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định rõ về các điều kiện để thực hiện việc quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm trong đó:
Việc quảng cáo các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đặc biệt sẽ phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
+ Đối với trường hợp quảng cáo thuốc chữa bệnh cần phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về y tế; đồng thời phải có các giấy phép lưu hành tại lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn có hiệu lực và tờ hướng dẫn sử dụng đã được Bộ y tế phê duyệt;
+ Đối với trường hợp quảng cáo mỹ phẩm thì bắt buộc phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về y tế;
+ Đối với các trường hợp quảng cáo các loại hóa chất, các chế phẩm sử dụng để diệt côn trùng, diệt khuẩn được dùng trong các lĩnh vực về gia dụng và y tế sẽ cần phải có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành được Bộ y tế cấp;
+ Đối với trường hợp quảng cáo các loại sữa và các sản phẩm dinh dưỡng được sử dụng cho trẻ nhỏ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 7 của Luật quảng cáo năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2018 thì bắt buộc phải có giấy chứng nhận đảm bảo về tiêu chuẩn, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm được sản xuất ở trong nước; còn đối với những sản phẩm được nhập khẩu thì bắt buộc phải có giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng sản phẩm của các cơ quan có thẩm quyền tại nước sản xuất và giấy phép lưu hành sản phẩm đó;
+ Đối với trường hợp quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm yêu cầu cần có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn đối với các loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm nằm trong danh sách bắt buộc phải thực hiện việc đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc có giấy tiếp nhận hồ sơ về việc công bố các tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm nằm trong các danh mục bắt buộc thực hiện việc công bố tiêu chuẩn.
+ Đối với trường hợp quảng cáo các dịch vụ khám chữa bệnh thì bắt buộc phải có giấy chứng nhận chứng minh việc các tiêu chuẩn hành nghề do ngành y tế cấp theo quy định;
+ Đối với trường hợp quảng cáo các trang thiết bị y tế thì bắt buộc phải có giấy phép lưu hành đối với các thiết bị y tế được sản xuất trong nước hoặc giấy phép nhập khẩu đối với các thiết bị y tế nhập khẩu từ nước ngoài;
+ Đối với trường hợp quảng cáo các loại thuốc bảo vệ thực vật hoặc nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, hoặc vật tư để bảo vệ thực vật thì bắt buộc phải có giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật. Đối với trường hợp quảng cáo các sinh vật có ích trong việc bảo vệ thực vật thì sẽ bắt buộc phải có giấy phép kiểm dịch thực vật được cấp bởi Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn;
+ Đối với trường hợp quảng cáo các loại vật tư thu sẽ bắt buộc phải có các loại giấy phép lưu hành sản phẩm bên cạnh đó là bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm này;
+ Đối với trường hợp quảng cáo các loại phân bón hoặc chế phẩm sinh học nhằm mục đích phục vụ cho việc trồng trọt, sản xuất thức ăn chăn nuôi, các chế phẩm sinh học nhằm phục vụ trong chăn nuôi sẽ bắt buộc phải có giấy chứng nhận đảm bảo về chất lượng sản phẩm và các văn bản tự công bố về chất lượng sản phẩm.
Như vậy, có thể thấy từ quy định trên để thực hiện việc quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm thì bắt buộc phải có giấy chứng nhận đăng ký về việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn đối với các loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm nằm trong các danh mục bắt buộc phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc trường hợp có giấy tiếp nhận về hồ sơ công bố tiêu chuẩn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành riêng đối với các loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm nằm trong các danh mục bắt buộc phải thực hiện việc công bố tiêu chuẩn.
2. Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm sẽ phải bao gồm các nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5
– Nội dung quảng cáo phải thể hiện phù hợp với giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận phù hợp với các quy định về an toàn thực phẩm
– Nội dung của quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm sẽ bao gồm các nội dung:
+ Tên của loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm đó;
+ Tên, địa chỉ của các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm đưa các loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm ra thị trường
+ Riêng đối với các loại thực phẩm chức năng cần phải có thêm nội dung về tác dụng phụ của loại thực phẩm đó nếu có và nội dung khuyến cáo về việc “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
Như vậy, có thể thấy từ các quy định nêu trên nội dung của quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có: đêm của loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm và tên, địa chỉ của các tổ chức, cá nhân là chủ thể có trách nhiệm đưa sản phẩm này ra thị trường.
3. Xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm các quy định về quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm?
Áp dụng mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu có một trong các hành vi dưới đây:
+ Thực hiện hành vi quảng cáo các loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm nhưng không phù hợp với một trong các tài liệu yêu cầu theo quy định
+ Thực hiện việc quảng cáo các loại thực phẩm thầy phụ gia thực phẩm nhưng thiếu một trong các nội dung về tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm; các khuyến cáo về các nguy cơ xấu có thể xảy ra, hoặc cảnh báo các đối tượng không được sử dụng các loại thực phẩm chức năng theo một trong các tài liệu đã quy định; tên và địa chỉ của các chủ thể có trách nhiệm đưa thực phẩm, phụ gia thực phẩm ra thị trường.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định rõ về việc mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền được áp dụng đối với các cá nhân tổ chức theo đó mức phạt tiền được quy định nêu trên là mức phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân còn đối với các tổ chức có hành vi vi phạm tương tự sẽ bị xử phạt gấp hai lần mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Như vậy có nghĩa là trường hợp các tổ chức có hành vi quảng cáo các thực phẩm, phụ gia thực phẩm nhưng không có các nội dung khuyến cáo về nguy cơ, cảnh báo các đối tượng không được phép sử dụng thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20.000.000 đến 30.000.000 đồng.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật Quảng cáo 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2018;
Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá và quảng cáo.