Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh vận tải xe ô tô. Hồ sơ, điều kiện cấp giấy phép kinh doanh vận tải? Thủ tục cấp giấy phép vận tải bằng ô tô?
Mục lục bài viết
- 1 1. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là gì?
- 2 2. Phân loại kinh doanh vận tải bằng ô tô:
- 3 3. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh vận tải:
- 4 4. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô:
- 5 5. Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô:
- 6 6. Các căn cứ thực hiện thủ tục cấp phép vận tải:
- 7 7. Mẫu giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô:
- 8 8. Không có giấy phép kinh doanh vận tải bị phạt như thế nào?
1. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là gì?
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô quy định như sau kinh doanh vận tải bằng xe ô tô chính là việc sử dụng xe ô tô với mục đích để vận tải hàng hóa, vận tải hành khách trên đường bộ nhằm phát sinh lợi nhuận.
2. Phân loại kinh doanh vận tải bằng ô tô:
– Kinh doanh vận tải dưới hình thức thu tiền trực tiếp là hoạt động mà đơn vị kinh doanh vận tải tiến hành cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước phí trực tiếp từ khách hàng.
– Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là việc đơn vị kinh doanh vừa thực hiện việc vận tải, vừa thực hiện ít nhất một hoạt động khác trong quá trình từ giai đoạn sản xuất đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và tiến hành thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
Theo đó, trường hợp bạn của bạn thành lập công ty vận tải chở hàng siêu trường, siêu trọng khi phát sinh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải tiến hành đăng ký kinh doanh vân tải.
3. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh vận tải:
Để được cấp giấy phép kinh doanh vận tải thì bạn cần phải đáp ứng các điều kiện theo Điều 13, Điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau:
– Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô:
+ Xe ô tô làm phương tiện kinh doanh phải là thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp dựa trên hợp đồng thuê phương tiện (hợp đồng dưới hình thức văn bản) của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách với các tổ chức, cá nhân hoặc là dựa trên hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật hoặc là hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã nếu là sử dụng xe thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;
+ Nếu sử dụng xe buýt thì niên hạn sử dụng của xe không được quá 20 năm kể từ ngày sản xuất;
+ Đối với vận tải hành khách bằng xe taxi thì chỉ sử dụng xe dưới 09 chỗ ngồi (kể cả ghế của người lái) đồng thời niên hạn sử dụng không vượt quá 12 năm (tính từ ngày sản xuất). Đặc biệt không được sử dụng xe do cải tạo từ xe trên 09 chỗ ngồi thành xe ô tô dưới 09 chỗ ngồi hoặc không được sử dụng xe có kiểu dáng, kích thước tương tự như xe từ 09 chỗ ngồi trở lên;
+ Đối với hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định thì phải sử dụng xe ô tô có sức chứa từ 09 chỗ ngồi trở lên (bao gồm cả ghế người lái xe) và có niên hạn sử dụng cụ thể với từng loại hoạt động như sau: xe hoạt động có cự ly di chuyển từ 300 ki-lô-mét trở lên thì niên hạn sử dụng của xe không được quá 15 năm tính từ năm sản xuất, còn đối với xe hoạt động mà có cự ly di chuyển dưới 300 ki-lô-mét thì niên hạn sử dụng của xe không quá 20 năm tính từ năm sản xuất;
+ Đối với xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch thì phải có niên hạn sử dụng không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất).
+ Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo dạng hợp đồng niên hạn sử dụng được quy định như sau: cự ly di chuyển trên 300 ki-lô-mét thì niên hạn không quá 15 năm còn cự ly di chuyển từ 300 ki-lô-mét trở xuống thì niên hạn sử dụng không quá 20 năm.
Riêng loại xe ô tô mà kinh doanh vận tải hành khách du lịch và loại xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng điện tử mà có sức chứa dưới 09 chỗ ngồi thì niên hạn sử dụng không được quá 12 năm.
Ngoài các điều kiện nêu trên thì các xe sử dụng trong kinh doanh vận tải hành khách trong thời gian trước ngày 01/7/2021 các loại xe trên 9 chỗ ngồi trở lên phải lắp camera để ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe bao gồm lắp đặt để ghi hình lái xe và ghi hình tại cửa lên xuống của xe trong quá trình khi xe tham gia giao thông.
Dữ liệu hình ảnh trích xuất từ camera phải được cung cấp cho phía cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đăng ký kinh doanh để bảo đảm sự giám sát một cách công khai và minh bạch. Đối với quy định về thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe phải được đảm bảo như sau: ít nhất 24 giờ gần nhất áp dụng đối với xe có cự ly di chuyển dưới 500 ki-lô-mét; ít nhất 72 giờ gần nhất áp dụng đối với xe có cự ly di chuyển từ 500 ki-lô-mét trở lên.
– Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô:
+ Đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa thì đơn vị vận tải phải sử dụng xe thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp dựa trên hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản giữa đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với các cá nhân, tổ chức sở hữu xe hoặc dựa trên
Nếu là xe thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã vận tải thì phải có hợp đồng dịch vụ giữa hợp tác xã với thành viên đó.
+ Việc lắp camera ghi hình, giám sát được thực hiện tương tự như trường hợp đăng ký kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô.
4. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô:
Trình tự thực hiện thủ tục cấp giấy phép vận tải như sau:
– Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đến Sở Giao thông vận tải cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương.
– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, cán bộ nhận hồ sơ phải kiểm tra và gửi giấy biên nhận cho người nộp, nếu hồ sơ chưa đúng quy định thông báo ngay cho người nộp những nội dung cần bổ sung, sửa đổi; Trường hợp hồ sơ nhận theo đường bưu điện còn thiếu hoặc không đúng quy định, Sở Giao thông vận tải thông báo bằng văn bản những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy theo quy định, Sở Giao thông vận tải thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời phê duyệt Phương án kinh doanh kèm theo. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;
+ Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
+ Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
+ Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công ten nơ);
+ Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi).
6. Các căn cứ thực hiện thủ tục cấp phép vận tải:
–
–
– Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
– Căn cứ Nghị quyết số 20/2016/NQ-HĐND ngày 06/12/2016 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành một số quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND Thành phố.
– Căn cứ Quyết định số 52/2016/QĐ-UBND ngày 28/12/2016 của UBND thành phố về việc bãi bỏ các Quyết định thu phí, lệ phí do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành căn cứ Pháp lện Phí, lệ phí và các văn bản hướng dẫn thi hành.
– Quyết định số 355/QĐ-BGTVT ngày 10/3/2020 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc công bố bổ sung, sửa đổi, thay thế, bãi bỏ trong lĩnh vực đường bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải.
7. Mẫu giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô:
Tên đơn vị KDVT:…. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số:……/… | …, ngày…… tháng……năm….. |
GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP
GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ
Kính gửi: Sở GTVT….
1. Tên đơn vị kinh doanh vận tải:….
2. Tên giao dịch quốc tế (nếu có):….
3. Địa chỉ trụ sở:……
4. Số điện thoại (Fax):…..
5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc đăng ký doanh nghiệp) số:….. do…..cấp ngày….. tháng….. năm….
6. Họ và tên người đại diện hợp pháp:……
7. Đề nghị cấp phép kinh doanh các loại hình vận tải:
-……..
-……..
Đơn vị kinh doanh vận tải cam kết những nội dung đăng ký đúng với thực tế của đơn vị.
Nơi nhận: – Như trên; – Lưu. | Đại diện đơn vị kinh doanh vận tải |
8. Không có giấy phép kinh doanh vận tải bị phạt như thế nào?
Theo khoản 7 Điều 28
– Từ 07 – 10 triệu đồng đồng đối với cá nhân;
– Từ 14 – 20 triệu đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải.