Quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh vận chuyển hàng không như thế nào? Kinh doanh vận tải đường hàng không.
Quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh vận chuyển hàng không như thế nào? Kinh doanh vận tải đường hàng không.
Vận chuyển hàng không là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và do doanh nghiệp vận chuyển hàng không thực hiện. Kinh doanh vận chuyển hàng không bao gồm hoạt động vận chuyển hàng không, quảng cáo, tiếp thị, bán sản phẩm vận chuyển hàng không trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Do vậy, việc kinh doanh ngành nghề này phải tuân theo quy định chặt chẽ của pháp luật. Về điều kiện kinh doanh vận chuyển hàng không được quy định cụ thể trong Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013; Nghị định 30/2013/NĐ-CP nghị định về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung.
Theo quy định tại Điều 110 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013 thì doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không khi được cấp Giấy phép kinh doannh vận chuyển hàng không
Điều kiện được cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không là khi doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất, có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà ngành kinh doanh chính là vận chuyển hàng không;
– Người đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không phải gửi một (01) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Hàng không Việt Nam.
– Hồ sơ bao gồm:
+) Bản chính văn bản đề nghị cấp Giấy phép theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục của Nghị định này;
+) Danh sách thành viên, cổ đông tại thời điểm nộp hồ sơ; danh sách thành viên, cổ đông phải đảm bảo đầy đủ các thông tin: Họ và tên; ngày tháng năm sinh; quốc tịch; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; chỗ ở hiện tại; tỷ lệ phần vốn góp hay số cổ phần nắm giữ; tên công ty (dự kiến), địa chỉ, trụ sở chính, người đại diện quản lý phần vốn góp đối với thành viên, cổ đông là tổ chức; thỏa thuận góp vốn của các cổ đông, thành viên (bản sao có xác nhận của doanh nghiệp);
+) Dự thảo Điều lệ hoạt động có đầy đủ chữ ký của thành viên, cổ đông hoặc người đại diện theo ủy quyền (bản sao có chứng thực);
+) Phương án bảo đảm có tàu bay khai thác; phương án tổ chức bộ máy bảo đảm khai thác tàu bay, kinh doanh vận chuyển, hàng không, kinh doanh hàng không chung vì mục đích thương mại; phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm (bản sao có chứng thực);
+) Giấy tờ xác nhận về nhân thân của thành viên hãng hàng không, cổ đông hoặc giấy tờ xác nhận tư cách pháp nhân của pháp nhân;
+) Nhãn hiệu dự kiến sử dụng;
Thứ hai, có phương án bảo đảm có tàu bay khai thác.
Về phương án bảo đảm có tàu bay khai thác trong 05 năm kể từ ngày dự kiến bắt đầu kinh doanh bao gồm các nội dung sau đây:
– Số lượng, chủng loại tàu bay;
– Phương án khai thác, bảo dưỡng và nguồn nhân lực bảo đảm khai thác, bảo dưỡng tàu bay;
– Nguồn vốn bảo đảm chiếm hữu tàu bay.
Về tuổi của tàu bay đã qua sử dụng nhập khẩu vào Việt Nam được quy định như sau:
– Đối với tàu bay thực hiện vận chuyển hành khách: Không quá 10 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo hợp đồng mua, thuê mua; không quá 20 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê. Riêng đối với tàu bay trực thăng là 25 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê;
– Đối với tàu bay vận chuyển hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, kinh doanh hàng không chung vì mục đích thương mại: Không quá 15 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo hợp đồng mua, thuê mua; không quá 25 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê;
– Các loại tàu bay khác ngoài quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 của Điều này: Không quá 20 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo hợp đồng mua, thuê mua; không quá 30 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê.
Về số lượng tàu bay duy trì trong suốt quá trình khai thác vận chuyển hàng không, kinh doanh hàng không chung vì mục đích thương mại phải đảm bảo tối thiểu là hai (02); số lượng tàu bay thuê có tổ lái đến hết năm khai thác thứ ba không chiếm quá 30% đội tàu bay.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ ba, có tổ chức bộ máy, có nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp bảo đảm khai thác tàu bay, kinh doanh vận chuyển hàng không. Điều kiện cụ thể như sau:
– Có tổ chức bộ máy thực hiện hệ thống quản lý an toàn, an ninh, hoạt động khai thác tàu bay, bảo dưỡng tàu bay, huấn luyện bay, khai thác mặt đất; phát triển sản phẩm, tiếp thị và bán dịch vụ vận chuyển hàng không, dịch vụ hàng không chung; hệ thống thanh toán tài chính.
– Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách trong hệ thống quản lý an toàn, an ninh, khai thác tàu bay, bảo dưỡng tàu bay, huấn luyện bay phải có kinh nghiệm tối thiểu 03 năm công tác liên tục trong lĩnh vực được bổ nhiệm, có văn bằng, chứng chỉ liên quan được cấp hoặc công nhận theo quy định của pháp luật.
– Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách giám sát hoạt động phát triển sản phẩm, tiếp thị và bán dịch vụ vận chuyển hàng không, dịch vụ hàng không chung phải có bằng đại học các ngành kinh tế, thương mại hoặc tài chính.
– Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách giám sát hệ thống thanh toán tài chính phải có bằng đại học các ngành tài chính, bằng kế toán trưởng hoặc chứng chỉ kế toán quốc tế được công nhận tại Việt Nam.
Thứ tư, đáp ứng điều kiện về vốn theo quy định của Chính phủ.
Vốn tối thiểu để thành lập hãng hàng không và duy trì kinh doanh vận chuyển hàng không như sau:
– Khai thác đến 10 tàu bay: 700 tỷ đồng Việt Nam đối với hãng hàng không có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 300 tỷ đồng Việt Nam đối với hãng hàng không chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa;
– Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 1.000 tỷ đồng Việt Nam đối với hãng hàng không có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 600 tỷ đồng Việt Nam đối với hãng hàng không chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa;
– Khai thác trên 30 tàu bay: 1.300 tỷ đồng Việt Nam đối với hãng hàng không có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 700 tỷ Đồng Việt Nam đối với hãng hàng không chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa.
Thứ năm, có phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm vận chuyển hàng không phù hợp với nhu cầu của thị trường và quy hoạch, định hướng phát triển ngành hàng không;
Nội dung của phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm, bao gồm :
– Nhu cầu và xu hướng phát triển của thị trường.
– Đánh giá thực tiễn và mức độ cạnh tranh dịch vụ được cung cấp trên thị trường.
– Chiến lược phát triển sản phẩm vận chuyển hàng không và kế hoạch phát triển kinh doanh của 05 năm đầu kể từ ngày khai thác.
Thứ năm, có trụ sở chính và địa điểm kinh doanh chính tại Việt Nam.
Đối với doanh nghiệp có vốn đâu tư nứơc ngoài được cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không khi có đủ các điều kiện như trên thì cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Bên nước ngoài góp vốn với tỷ lệ theo quy định của Chính phủ.Cụ thể :
Hãng hàng không có vỗn đầu tư nứoc ngoài phải đáp ứng điều kiện bên ngoài không chiếm quá 30% vốn điều lệ đối với hãng hàng khôgn; một cá nhân Việt Nam hoặc pháp nhân Việt Nam không có vốn đầu tư nước ngoài phải giữ phần vốn điều lệ lớn nhất.
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là công dân Việt Nam và không quá một phần ba tổng số thành viên trong bộ máy điều hành là người nước ngoài.
Điều lệ hoạt động của hãng hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải quy định cơ cấu tổ chức quản lý thành viên bộ máy điều hành doanh nghiệp. Số thành viên là người nước ngoài do nhà đầu tư nước ngoài cử tham gia bộ máy điều hành hãng hàng không có vốn đầu tư nước ngoài không được vượt quá một phần ba tổng số thành viên . Tổng giám đốc (giám đốc), người đại diện theo pháp luật của hãng hàng không phải là công dân Việt Nam và không mang quốc tịch nước khác.
Như vậy, khi tiến hành hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng không các doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên. Việc quy định cụ thể, chặt chẽ như vậy cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý ngành nghề này.