Dịch vụ logictics là một trong những hoạt động thương mại phổ biến, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay, vì vậy rất nhiều thương nhân tham gia vào hoạt động này. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì điều kiện kinh doanh dịch vụ logictics của thương nhân nước ngoài được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện kinh doanh logistics của thương nhân nước ngoài:
Để có thể kinh doanh dịch vụ logictics thì thương nhân trong nước nói chung và thương nhân nước ngoài nói riêng cần phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistics, có quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ logictics. Theo đó, điều kiện đối với các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ này bao gồm:
(1) Thương nhân kinh doanh dịch vụ cần phải đáp ứng điều kiện về đầu tư, điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với từng loại hình dịch vụ nhất định. Đồng thời, thương nhân tiến hành một phần hoạt động kinh doanh hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logictics bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng internet, phương tiện điện tử có kết nối mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật đối với từng loại hình dịch vụ nhất định, còn phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về thương mại điện tử.
(2) Trong trường hợp thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển, ngoại trừ trường hợp vận tải nội địa thì cần phải đáp ứng thêm được các điều kiện như sau: Được quyền thành lập loại hình công ty vận hành đội tàu treo cờ mang quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoặc tiến hành hoạt động góp vốn/mua cổ phần/mua phần vốn góp trong các doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không được chiếm vượt quá 49%. Đồng thời, tổng số tiền viên nước ngoài làm việc trên các tàu treo cờ mang quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc các con tàu thực hiện thủ tục đăng ký trên lãnh thổ Việt Nam thuộc quyền sở hữu của công ty này tại Việt Nam không được phép vượt quá một phần ba (1/3) định biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc phó thuyền trưởng thứ nhất của tàu bắt buộc phải là công dân mang quốc tịch Việt Nam. Bên cạnh đó, công ty vận tải biển nước ngoài có quyền thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, thực hiện thủ tục mua cổ phần, mua phần vốn góp trong các doanh nghiệp khác.
(3) Trong trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hoá container, thuộc một trong các loại hình hỗ trợ dịch vụ vận tải biển, thì có quyền thành lập doanh nghiệp hoặc thực hiện thủ tục góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong các doanh nghiệp, tuy nhiên trong đó tỷ lệ vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài không được chiếm vượt quá 50%. Các nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
(4) Trong trường hợp các thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa container thuộc một trong các loại hình dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải, ngoại trừ loại hình dịch vụ cung cấp tại các sân bay, bến cảng, thì có quyền thành lập doanh nghiệp hoặc thực hiện thủ tục góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong các doanh nghiệp, tuy nhiên trong đó tỷ lệ góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài không được chiếm vượt quá 50%.
(5) Trong trường hợp kinh doanh các loại hình dịch vụ thông quan thuộc loại hình dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, thì có quyền thành lập các doanh nghiệp hoặc thực hiện thủ tục góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong các doanh nghiệp, tuy nhiên trong đó vốn góp của các nhà đầu tư trong nước chiếm tỷ lệ lớn hơn. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng được phép thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ của Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đồng thời, trong trường hợp các thương nhân nước ngoài kinh doanh các loại hình dịch vụ khác, trong đó bao gồm các hoạt động kiểm tra vận đơn, thực hiện các dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa phải tiến hành thủ tục kiểm định hàng hóa, thực hiện dịch vụ lấy mẫu, xác định trọng lượng, dịch vụ nhận hàng và chấp nhận hàng, dịch vụ chuẩn bị các loại giấy tờ chứng từ vận tải hàng hóa, sẽ có quyền thành lập doanh nghiệp hoặc thực hiện thủ tục góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong các doanh nghiệp, trong đó cần phải có vốn của các nhà đầu tư trong nước.
(6) Trong trường hợp tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc loại hình dịch vụ vận tải đường thủy nội địa, tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt, thì sẽ có quyền thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động mua cổ phần, mua phần vốn góp, góp vốn trong các doanh nghiệp, tuy nhiên cần phải đáp ứng tỷ lệ vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 49%. Ngoài ra, trong trường hợp thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng.
(7) Trong trường hợp thương nhân nước ngoài tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ, sẽ có quyền thực hiện thủ tục góp vốn thông qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc có quyền thành lập doanh nghiệp, tiến hành thủ tục góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong các doanh nghiệp, tuy nhiên cần phải đảm bảo tỷ lệ vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 51%. Và 100% lái xe của các doanh nghiệp đó bắt buộc phải là công dân mang quốc tịch Việt Nam.
Như vậy, thương nhân nước ngoài có quyền kinh doanh dịch vụ logictics, tuy nhiên cần phải đáp ứng được các điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics nêu trên.
2. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng trong kinh doanh dịch vụ logistics?
Căn cứ theo quy định tại Điều 236 của Văn bản hợp nhất
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện hợp đồng;
- Cung cấp đầy đủ các loại chỉ dẫn cho thương nhân kinh doanh dịch vụ;
- Thông tin chi tiết, đầy đủ, chính xác, kịp thời về các loại hàng hóa cho thương nhân trong quá trình kinh doanh dịch vụ;
- Đóng gói, ghi ký hiệu hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa đã được các bên ký kết ban đầu, ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận để thương nhân kinh doanh dịch vụ đảm nhận công việc này;
- Tiến hành bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật, theo sự thỏa thuận của các bên trong trường hợp có thiệt hại xảy ra trên thực tế, chi trả các khoản chi phí hợp lý phát sinh cho thương nhân kinh doanh dịch vụ trong trường hợp người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn của mình hoặc trong trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của mình;
- Thanh toán đầy đủ cho thương nhân kinh doanh dịch vụ tất cả các khoản tiền có liên quan khi đến hạn thanh toán theo sự thỏa thuận của các bên.
Theo đó thì có thể nói, khách hàng trong quá trình kinh doanh dịch vụ sẽ được hưởng nhiều quyền lợi, trong đó bao gồm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện hợp đồng và các hoạt động khác có liên quan đến thông tin của hàng hóa. Bên cạnh đó, sau khi bên vận chuyển là thương nhân kinh doanh loại hình dịch vụ này đã hoàn thành đầy đủ đơn hàng thì khách hàng cần phải thực hiện nghĩa vụ và có trách nhiệm thanh toán cho bên kinh doanh dịch vụ mọi khoản tiền có liên quan khi đến hạn theo sự thỏa thuận của các bên. Ngoài ra, trong trường hợp xảy ra thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thường, nếu xảy ra các phát sinh hợp lý khác và thương nhân kinh doanh dịch vụ đã thực hiện đúng theo chỉ dẫn của khách hàng thì khách hàng cũng phải có trách nhiệm bồi thường.
3. Giới hạn trách nhiệm trong kinh doanh dịch vụ logistics?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistics, có quy định cụ thể về việc giới hạn trách nhiệm trong quá trình kinh doanh dịch vụ logictics. Theo đó:
- Giới hạn trách nhiệm được xem là mức tối đa thương nhân kinh doanh loại hình dịch vụ này phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng đối với toàn bộ tổn thất phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện dịch vụ theo quy định của pháp luật và theo sự thỏa thuận của các bên;
- Trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định về giới hạn trách nhiệm của các thương nhân kinh doanh loại hình dịch vụ này thì cần phải thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan đó;
- Trong trường hợp pháp luật có liên quan không giới hạn cụ thể về trách nhiệm của thương nhân kinh doanh loại hình dịch vụ, thì cần phải giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ theo sự thỏa thuận của các bên. Trong trường hợp các bên không có thoả thuận thì sẽ thực hiện như sau: Trong trường hợp khách hàng không có thông báo trước về giá trị của các loại hàng hóa thì giới hạn trách nhiệm tối đa của thương nhân kinh doanh dịch vụ là 500.000.000 đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường của khách hàng, ngược lại trong trường hợp khách hàng đã thông báo trước về giá trị của hàng hóa đồng thời được thương nhân kinh doanh dịch vụ xác nhận về giá trị hàng hóa đó thì giới hạn trách nhiệm của thương nhân sẽ không vượt quá giá trị của hàng hóa;
- Giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh loại hình dịch vụ tổ chức thực hiện nhiều công việc, theo nhiều giai đoạn khác nhau có quy định giới hạn trách nhiệm khác nhau, thì giới hạn trách nhiệm của thương nhân là giới hạn trách nhiệm của công đoàn có giới hạn cao nhất.
Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản thì việc giới hạn trách nhiệm trong kinh doanh dịch vụ logictics là một hạn mức tối đa về bồi thường thiệt hại cần phải chi trả cho khách hàng đối với những tổn thất phát sinh trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên khi các bên không có thoả thuận thì sẽ thực hiện giới hạn theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất
– Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistics.
THAM KHẢO THÊM: