Điều kiện kinh doanh hàng hóa nhập khẩu. Khi kinh doanh cần cung cấp gì về hàng hóa mình bán.
Điều kiện kinh doanh hàng hóa nhập khẩu. Khi kinh doanh cần cung cấp gì về hàng hóa mình bán.
Tóm tắt câu hỏi:
Mình chuẩn bị mở shop bán hàng nhật, mình đã đăng ký giấy phép kinh doanh hàng tạp hoá. Vậy khi kinh doanh có cần cung cấp giấy tờ gì về hàng hoá của mình bán không? Mình hỏi nhiều người thì không phải cung cấp gì vì mình đã đăng ký được phép kinh doanh và đóng thuế đầy đủ rồi. Nhờ công ty tư vấn cho mình hiểu thêm về luật trong kinh doanh hàng ngoại.?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Theo như bạn trình bày, bạn chuẩn bị mở cửa hàng bán hàng Nhật, bạn đã đăng ký giấy phép kinh doanh hàng tạp hóa và đóng thuế rồi. Tuy nhiên, về nguyên tắc khi kinh doanh hàng hóa bạn phải có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa một cách rõ ràng. Hơn nữa, mặt hàng bạn kinh doanh là hàng nhập khẩu thì cần phải có chứng từ, hóa đơn chứng minh hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, trên bao bì sản phẩm cũng phải có chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
Theo Điều 33 Luật thương mại 2005 quy định giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và quy tắc xuất xứ hàng hóa như sau:
“a, Hàng hóa được hưởng ưu đãi về thuế hoặc ưu đãi khác;
b, Theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”
Như vậy, đối với hàng hóa buộc phải có giấy chứng nhận xuất xứ nếu không có sẽ được coi là hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
>>> Luật sư tư vấn điều kiện kinh doanh hàng hóa nhập khẩu: 1900.6568
Trong trường hợp bạn kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
“Điều 21. Hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
a) Kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa, trừ thuốc bảo vệ thực vật;
b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;
c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
d) Kinh doanh hàng hóa có nhãn, bao bì hàng hóa có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết, dấu hiệu, biểu tượng hoặc thông tin khác sai sự thật, gây nhầm lẫn về chủ quyền quốc gia, truyền thống lịch sử hoặc phương hại đến bản sắc văn hóa, đạo đức lối sống, đoàn kết dân tộc và trật tự an toàn xã hội.
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng.
… "
Trong trường hợp này, để kinh doanh mặt hàng nhập khẩu thì bạn cần phải làm đúng các quy định về bảo đảm xuất xứ hàng hóa:
+ Có hóa đơn chứng từ kèm theo hàng hóa theo quy định của pháp luật, hóa đơn chứng từ phải là hóa đơn chứng từ hợp pháp.
+ Không nhập khẩu, phân phối hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
+ Không sử dụng các hóa đơn chứng từ không hợp pháp.