Đối với mỗi dự án, nhà đầu tư, doanh nghiệp đều cần đến một đội thi công xây dựng công trình. Vậy nên các tổ chức kinh doanh dịch vụ thi công công trình xây dựng được thành lập. Vậy điều kiện kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng công trình được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng công trình:
1.1. Thi công xây dựng công trình là gì?
Thi công xây dựng công trình bao gồm các hoạt động:
+ Xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới;
+ Sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng;
+ Hoạt động thi công nhằm thực hiện 2 chức năng: làm thành phần trong quá trình xây dựng công trình và góp phần hoàn thiện kết quả cuối cùng của công trình xây dựng.
1.2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng công trình:
Điều kiện thứ nhất là có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình tương ứng với loại, cấp công trình xây dựng.
Năng lực thi công công trình phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:
– Hạng I:
+ Tổ chức kinh doanh dịch vụ thi công công trình có cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đáp ứng đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường hạng I và có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đảm nhận.
+ Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn phải có:
++ Trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận;
++ Có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực này ít nhất 03 năm đối với trình độ đại học; 05 năm đối với trình độ cao đẳng nghề;
+ Công nhân kỹ thuật thực hiện các công việc thì phải có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
+ Tổ chức kinh doanh dịch vụ thi công công trình phải có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình;
+ Tổ chức kinh doanh dịch vụ thi công công trình đã trực tiếp thi công công việc thuộc hạng mục công trình chính liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên; hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại;
– Hạng II:
+ Tổ chức kinh doanh dịch vụ thi công công trình xây dựng Hạng II có cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường từ hạng II trở lên có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đảm nhận;
+ Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn phải có:
++ Trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận;
++ Có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực này ít nhất 01 năm đối với trình độ đại học; 03 năm đối với trình độ cao đẳng nghề;
+ Công nhân kỹ thuật thực hiện các công việc thi công có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ;
+ Tổ chức kinh doanh dịch vụ thi công công trình phải có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình;
+ Tổ chức kinh doanh dịch vụ thi công công trình đã trực tiếp thi công công việc thuộc hạng mục công trình chính liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên; hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại.
– Hạng III:
+ Tổ chức kinh doanh dịch vụ thi công công trình hạng III có cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường từ hạng III trở lên, chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đảm nhận;
+ Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có:
++ Trình độ đại học phù hợp với công việc đảm nhận;
++ Trình độ cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận;
+ Công nhân kỹ thuật phụ trách các công việc thi công có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ;
+ Tổ chức kinh doanh dịch vụ thi công công trình hạng III có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng công trình;
– Phạm vi hoạt động:
+ Đối với hạng I: Tổ chức kinh doanh dịch vụ thi công công trình được thi công xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại;
+ Đối với hạng II: Tổ chức kinh doanh dịch vụ thi công công trình được thi công xây dựng công trình từ cấp II trở xuống cùng loại;
+ Đối với hạng III: Tổ chức kinh doanh dịch vụ thi công công trình được thi công xây dựng công trình từ cấp III trở xuống cùng loại.
Điều kiện thứ hai là chỉ huy trưởng công trường phải đáp ứng 2 điều kiện là:
+ Có năng lực hành nghề thi công xây dựng công trình
+ Có chứng chỉ hành nghề phù hợp.
Cụ thể năng lực hành nghề thi công xây dựng công trình của chỉ huy trưởng cần đáp ứng đó là:
– Hạng I:
+ Phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I
+ Hoặc có kinh nghiệm từng làm chỉ huy trưởng công trường ít nhất 01 công trình từ cấp I; hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên.
– Hạng II:
+ Phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II
+ Hoặc có kinh nghiệm từng làm chỉ huy trưởng công trường ít nhất 01 công trình từ cấp II; hoặc 02 công trình từ cấp III cùng loại trở lên.
– Hạng III:
+ Phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III
+ Hoặc có kinh nghiệm từng trực tiếp tham gia thi công xây dựng ít nhất 01 công trình từ cấp III; hoặc 02 công trình từ cấp IV cùng loại trở lên.
– Phạm vi hoạt động của chỉ huy trưởng công trường:
+ Đối với hạng I:
++ Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với tất cả các công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng.
++ Hoặc cùng loại với công trình đã làm chỉ huy trưởng công trường.
+ Đối với hạng II:
++ Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với công trình từ cấp II trở xuống cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng.
++ Hoặc cùng loại với công trình đã làm chỉ huy trưởng công trường.
+ Đối với hạng III:
++ Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với công trình cấp III, cấp IV cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng.
++ Hoặc cùng loại với công trình đã tham gia thi công xây dựng.
Điều kiện thứ ba là có thiết bị thi công đáp ứng yêu cầu về an toàn và chất lượng xây dựng công trình.
Doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng công trình sẽ phải đáp ứng điều kiện về trang thiết bị để thực hiện thi công xây dựng công trình. Có nghĩa là các thiết bị này phải phù hợp đảm bảo an toàn và chất lượng xây dựng công trình.
2. Thủ tục kinh doanh dịch vụ thi công công trình:
– Để thực hiện thủ tục kinh doanh dịch vụ thi công công trình, thì tổ chức, doanh nghiệp cần thực hiện 2 thủ tục sau:
+ Đăng ký thành lập doanh nghiệp để thành lập công ty
+ Xin cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh thi công xây dựng công trình
– Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc trường hợp bị cấm đầu tư kinh doanh
+ Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định
+ Đáp ứng đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ
+ Hoàn thành đủ nghĩa vụ nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định
– Về trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp được thực hiện như sau:
Thứ nhất, nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
– Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo phương thức sau đây:
+ Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh
+ Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính
+ Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử. Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử là:
++ Người thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua trang điện tử có tên là Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
++ Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử bao gồm các dữ liệu theo quy định dưới dạng văn bản điện tử.
++ Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử có giá trị pháp lý tương đương hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy.
– Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Nội dung trong giấy đề nghị đầy đủ các thông tin bao gồm:
++ Tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp
++ Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
++ Ngành nghề kinh doanh
++ Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư đối doanh nghiệp tư nhân các thông tin về cổ phần nếu là công ty cổ phần.
++ Thông tin đăng ký thuế, số lượng lao động thông tin liên quan đến chủ doanh nghiệp hoặc thành viên của doanh nghiệp
++ Họ tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân.
++ Họ, tên địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân.
++ Tên mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn
+ Điều lệ công ty, trừ doanh nghiệp tư nhân
+ Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên
+ Danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần
+ Giấy tờ chứng thực cá nhân đối với cá nhân, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập đối với tổ chức.
– Tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, có quyền sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp.
+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp.
+ Nếu từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người thành lập doanh nghiệp.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Luật Xây dựng năm 2014;
– Nghị định 15/2021/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng.