Điều kiện kinh doanh dịch vụ đóng mới sửa chữa phục hồi phương tiện đường thủy? Thủ tục mở cơ sở kinh doanh dịch vụ đóng mới sửa chữa phục hồi phương tiện đường thủy?
Được biết đến là một quốc gia có mạng lưới sông ngòi kênh rách chằng chịt, kèm theo đó là đương bờ biển dài lên đến 3620 km chính vì thế mà Việt Nam được biết đến là một trong những đất nước cũng có sự phát triển về nghề đánh bắt thủy hải sản. Bên cạnh việc có những đường bờ biển và vùng biển rộng thì vấn đề về phương tiện đường thủy để phục vụ cho các hoạt động hàng hải là rất cần thiết và cũng được pháp luật rất trú trọng đến. Chính vì điều này mà việc đóng mới sửa chữa phục hồi phương tiện đường thủy là một trong những nội dung rất quan trọng mà pháp luật hiện hành đã quy định. Thông thường thì đa phần những tàu thuyền được đống để phục vụ cho mục đích đánh bắt các loại thủy hải sản ở xa bờ, do đó, chất lượng tàu thuyền cũng được quy định rất chặt chẽ.
Do vậy mà để có thể thực hiện việc kinh doanh dịch vụ đóng mới sửa chữa phục hồi phương tiện đường thủy thì các chủ cơ sở phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định để thực hiện đăng ký kinh doanh dịch vụ đóng mới sửa chữa phục hồi phương tiện đường thủy. Vậy pháp luật hiện hành đã quy định về những điều kiện kinh doanh dịch vụ đóng mới sửa chữa phục hồi phương tiện đường thủy như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung như sau:
Cơ sở pháp lý:
–
– Nghị định 128/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa
1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ đóng mới sửa chữa phục hồi phương tiện đường thủy
Theo Nghị định 128/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa sửa đổi Điều 6 Điều kiện hoạt động của cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện. Do đó, khi tổ chức, cá nhân hoạt động đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện (gọi tắt là cơ sở đóng mới, sửa chữa phương tiện) quy định tại Khoản 1 Điều 27 của Luật Giao thông đường thủy nội địa phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, trong đó có đăng ký ngành nghề đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy nội địa và phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
“Điều 6. Điều kiện kinh doanh của cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa
1. Cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa phải thành lập doanh nghiệp hoặc Hợp tác xã theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, quy trình công nghệ và năng lực thi công phù hợp với chủng loại, kích cỡ phương tiện thủy nội địa được sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
3. Có nhân lực đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh, cụ thể như sau:
a) Đối với cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi các loại phương tiện có sức chở từ 50 người trở lên; phương tiện không có động cơ nhưng có trọng tải toàn phần từ 200 tấn trở lên; phương tiện có động cơ với tổng công suất máy chính từ 135 sức ngựa trở lên; phương tiện chuyên dùng như ụ nổi, bến nổi, thiết bị thi công nổi, nhà nổi, khách sạn nổi, tàu cuốc, tàu hút và các loại phương tiện thủy nội địa khác có chiều dài thiết kế từ 10 m trở lên, phải có tối thiểu 01 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành đóng tàu thủy và 01 kỹ sư chuyên ngành máy tàu thủy;
….
d) Đối với cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi các phương tiện đóng bằng gỗ theo kinh nghiệm cổ truyền từ nhiều thế hệ nhân dân ở từng vùng và đã hoạt động an toàn được đăng kiểm công nhận (phương tiện dân gian) là các phương tiện có chiều dài thiết kế dưới 20 m; phương tiện có động cơ với tổng công suất máy chính dưới 50 sức ngựa; phương tiện chở hàng trọng tải toàn phần dưới 100 tấn; phương tiện có sức chở dưới 12 người phải có tối thiểu 01 thợ lành nghề có kinh nghiệm trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa đóng bằng gỗ”.
Từ quy định vừa được nêu ra ở trên có thể thấy rằng đối với những kinh doanh của cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa có thể hoạt động được theo như quy định của pháp luật hiện hành thì những cơ sở này phải thực hiện việc thành lập doanh nghiệp hoặc Hợp tác xã theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc pháp luật Việt Nam đưa ra quy định về điều kiện này nằm mục đích thuận tiện cho việc quản lý các cơ sở này. Bên cạnh đó thì việc quy định tành lập các cơ sở thành doanh nghiệp hoặc hợp tác xã để các sơ sở này có quy mô và trang thiết bị hợp lý để phục vụ cho quá trình đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa.
Trách nhiệm quản lý cơ sở đóng mới, sửa chữa phương tiện
– Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm:
+ Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sở đóng mới, sửa chữa phương tiện;
+ Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan xây dựng, công bố quy hoạch các cơ sở đóng mới, sửa chữa phương tiện.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động của cơ sở đóng mới, sửa chữa phương tiện hoạt động trên địa bàn.
– Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn cụ thể về kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở đóng mới, sửa chữa phương tiện.
Đồng thơi những quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, quy trình công nghệ và năng lực thi công là một trong những tuân chuẩn quan trọng để có thể đưa ra được các sản phẩm là phương tiện nội thủy đáp ứng được các yêu cầu trong quá trình hoạt động đánh bắt thủy hải sản trên biển. Việc pháp luật đưa ra các quy định về điều kiện ở đây là rất hợp lý để có thể thực hiện việc đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa mà pháp luật hiện hành quy định.
2. Thủ tục mở cơ sở kinh doanh dịch vụ đóng mới sửa chữa phục hồi phương tiện đường thủy
Để mở cơ sở đóng tàu phà, chủ kinh doanh phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh dưới một trong hai hình thức là Doanh nghiệp hoặc Hợp tác xã với ngành nghề đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy nội địa. Thủ tục đăng ký kinh doanh đối với hình thức Doanh nghiệp và Hợp tác xã (hoặc liên hiệp hợp tác xã) như sau:
2.1. Đối với Doanh nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Khi doanh nghiệp hoạt động đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thì cần phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ như sau:
– Giấy đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy phép đăng ký công ty kinh doanh xách tay.
– Bản sao có công chứng của các giấy tờ còn hiệu lực pháp luật như chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân. Trường hợp nếu là một tổ chức mở công ty thì cung cấp thêm theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định mở công ty hợp pháp.
– Bản điều lệ của doanh nghiệp kinh doanh xách tay (không yêu cầu đối với doanh nghiệp tư nhân).
– Nội dung về thông tin và tất cả các thành viên cũng như cổ đông cùng mở công ty.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Chủ kinh doanh nộp Hồ sơ đăng ký kinh doanh đến Sở Kế hoạch và Đầu tư. Việc xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng tương tự như thủ tục đăng ký kinh doanh Hộ gia đình. Chủ kinh doanh cần lưu ý các thủ tục, cũng như thực hiện việc bổ sung, sửa đổi hồ sơ đăng ký kinh doanh kịp thời khi có yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh.
Bước 3: Nhận kết quả
Như vậy, để có thể tiến kinh doanh dịch vụ đóng mới sửa chữa phục hồi phương tiện đường thủy thì doanh nghiệp cần phải tuân thủ quy định của pháp luật và tiến hành việc kinh doanh dịch vụ đóng mới sửa chữa phục hồi phương tiện đường thủy theo một trình tự cụ thể được tác giả nêu trên theo như quy định của pháp luật hiện hành.
2.2. Đối với Hợp tác xã
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Khi hợp tác xã hoạt động đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thì cần phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm các thành phần loại giấy tờ như sau:
– Giấy đề nghị thành lập thành lập hợp tác xã;
– Điều lệ hợp tác xã;
– Phương án sản xuất kinh doanh;
– Danh sách thành viên;
– Danh sách Hội đồng quản trị, giám đốc, Ban Kiểm soát hoặc kiểm soát viên;
– Nghị quyết Hội nghị thành lập.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người đại diện hợp pháp hoặc người được ủy quyền của hợp tác xã dự định thành lập nộp hồ sơ thành lập hợp tác xã tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân huyện nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính; đối với trường hợp thành lập liên hiệp hợp tác xã thì hồ sơ được nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Hợp tác xã có thể gửi hồ sơ thành lập qua địa chỉ thư điện tử của cơ quan thành lập hợp tác xã, tuy nhiên khi đến nhận giấy chứng nhận thành lập phải nộp hồ sơ bằng văn bản để đối chiếu và lưu hồ sơ.
Cơ quan đăng ký kiểm tra hồ sơ và một số nội dung cần thiết trong hồ sơ.
– Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký yêu cầu người đến làm thủ tục nộp bản sao hợp lệ của giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.
– Trong trường hợp được ủy quyền thì phải có các giấy tờ sau: Hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập liên hiệp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và
Nếu đủ điều kiện tiếp nhận hồ sơ thì cơ quan tiếp nhận lập Giấy biên nhận (gồm 02 bản), một bản giao cho người nộp hồ sơ, một bản được luân chuyển cùng hồ sơ để giải quyết việc đăng ký kinh doanh.
Bước 3: Nhận kết quả
Như vậy, để có thể tiến kinh doanh dịch vụ đóng mới sửa chữa phục hồi phương tiện đường thủy thì hợp tác xã cần phải tuân thủ quy định của pháp luật và tiến hành việc kinh doanh dịch vụ đóng mới sửa chữa phục hồi phương tiện đường thủy theo một trình tự cụ thể được tác giả nêu trên theo như quy định của pháp luật hiện hành. Việc tuân thủ các quy định của pháp luật sẽ giúp quá trình tiến hành việc kinh doanh dịch vụ đóng mới sửa chữa phục hồi phương tiện đường thủy được nhanh chóng, thuận lợi, chính xác và đảm bảo tốt đa nhất quyền lợi của hợp tác xã khi thực hiện việc kinh doanh dịch vụ đóng mới sửa chữa phục hồi phương tiện đường thủy này theo như quy định của pháp Luật hiện hành.