Tư vấn về điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ năm 2020. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ theo quy định mới nhất năm 2021.
Tóm tắt câu hỏi:
Dear Anh/Chị, Hiện tại em tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 8/2017 đến tháng 9/2017 em phát hiện mình có em bé. Vậy tháng 4/2018 em sinh. Vậy em có được hưởng chế độ thai sản không ạ? Em cám ơn?
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày thì bạn tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 8/2017. Đến tháng 9/2017 bạn biết mình có thai và dự sinh là vào tháng 4/2018. Trong trường hợp này nếu bạn vẫn tiếp tục tham gia bảo hiểm thì bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản. Cụ thể:
Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”
Theo đó, điều kiện để hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con là lao động nữ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc lao động nữ đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà phải nghỉ việc trong thời gian mang thai để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì chỉ cần đáp ứng điều kiện đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Thời gian 12 tháng trước khi sinh con theo hướng dẫn của Khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được xác định như sau:
+ Trường hợp sinh con trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi
+ Trường hợp sinh con từ ngày 15 của tháng trở đi và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Trường hợp tháng đó không tham gia bảo hiểm xã hội thì tính như trường hợp sinh con trước ngày 15 của tháng.
Luật sư tư vấn điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con:1900.6568
Thời điểm bạn sinh con là tháng 4/2018, tính lùi về 12 tháng là tháng 4/2017, bạn tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 8/2016. Từ tháng 8/2017 đến tháng 4/2018 bạn chỉ cần đóng đủ 06 tháng bảo hiểm xã hội trở lên thì bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản khi sinh con. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản của bạn là 06 tháng.
Về
“a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;”
Như vậy, mức hưởng một tháng mà bạn sẽ được hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Bên cạnh đó, theo Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì bạn sẽ được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con. Và mức trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con. Hiện, mức lương cơ sở theo quy định là 1.300.000 đồng/tháng. Do đó, tiền trợ cấp một lần khi sinh con mà bạn được hưởng là 2.600.000 đồng.
Về hồ sơ hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 101 Luật bảo hiểm xã hội 2014 gồm các giấy tờ sau:
– Sổ bảo hiểm xã hội của bạn;
– Giấy khai sinh của con/Giấy chứng sinh;
– Chứng minh thư nhân dân của bạn có chứng thực.
Sau đó bạn gửi hồ sơ tới công ty nơi bạn đang làm việc để được giải quyết chế độ thai sản cho bạn.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, khi sinh có được hưởng chế độ thai sản không?
- 2 2. Đặt vòng tránh thai có được hưởng chế độ thai sản không?
- 3 3. Công ty phá sản có được hưởng chế độ thai sản không?
- 4 4. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng chế độ thai sản
- 5 5. Tham gia bảo hiểm chưa đủ 6 tháng có được hưởng chế độ thai sản không?
1. Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, khi sinh có được hưởng chế độ thai sản không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được 2 năm 7 tháng tại BHXH quận đến hết tháng 05/2015. Em mới xin vào công ty làm và được công ty đóng bảo hiểm cho từ tháng 06/2015. Em đang có thai và dự tính sinh vào ngày 08/12/2015. Em muốn biết liệu em có được hưởng chế độ thai sản không ạ?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021”, BHXH tự nguyện bao gồm hai chế độ: chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.
Trong khi Luật BHXH về BHXH bắt buộc quy định năm chế độ gồm: chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.
Khi người lao động vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc thì thời gian đóng BHXH tự nguyện thì tổng thời gian đóng hai loại bảo hiểm này sẽ được tính để được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Tuy nhiên, do BHXH tự nguyện bao gồm hai chế độ: chế độ hưu trí và chế độ tử tuất nên thời gian đóng BHXH tự nguyện sẽ không được tính để hưởng chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Như vậy, bạn vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc thì thời gian đóng BHXH tự nguyện không được tính hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Theo khoản 2 Điều 28 Luật BHXH 2006, lao động nữ sinh con phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con thì mới được hưởng chế độ thai sản.
Tính đến ngày 08/12/2015 thì bạn chưa đóng đủ 6 tháng bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong khi thời gian để tính 6 tháng đóng bảo hiểm bắt buộc được tính ngược lại từ thời điểm trước khi sinh con.
Như vậy, trường hợp của bạn, giả sử bạn sinh con sau ngày 31/12/2015 và đóng bảo hiểm đầy đủ đến hết tháng 12/2015 thì bạn được hưởng chế độ thai sản. Nếu bạn sinh con trước ngày 31/12/2015 thì không được hưởng chế độ thai sản.
2. Đặt vòng tránh thai có được hưởng chế độ thai sản không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là công nhân làm việc tại nhà máy giấy được 2 năm nay. Nhà máy có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho công nhân từ lúc tôi làm việc. Giờ tôi sử dụng biện pháp đặt vòng tránh thai tại cơ sở y tế. Vậy tôi có được hưởng chế độ thai sản không? Thời gian được nghỉ là bao lâu?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, Đối tượng áp dụng chế độ thai sản quy định tại Điều 30 Luật bảo hiểm xã hội như sau: “Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.” Chị là công nhân làm việc tại nhà máy giấy có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nên thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 tức là người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động nên thuộc đối tượng được áp dụng chế độ thai sản
Điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định như sau:
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.
Bạn sử dụng biện pháp đặt vòng tránh thai tại cơ sở y tế thỏa mãn điều kiện được hưởng chế độ thai sản theo Luật bảo hiểm xã hội.
Thứ hai, về thời gian hưởng chế độ khi sử dụng các biện pháp tránh thai được quy định tại Điều 37 Luật bảo hiểm xã hội như sau:
“Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai
1. Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
b) 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
2. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”
Bạn sử dụng biện pháp đặt vòng tránh thai nên sẽ được nghỉ tối đa 7 ngày làm việc tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
3. Công ty phá sản có được hưởng chế độ thai sản không?
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện tại mình đang làm ở công ty được hơn 3 năm nhưng giờ mình đang có bầu 2 tháng nhưng công ty mình đang có nguy cơ phá sản vào khoảng tháng 6/2016 thì lúc đấy mình mới mang thai được 3 tháng thế mình có được nhận chế độ bảo hiểm thai sản không ạ?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi”
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.”
Theo như bạn trình bày, bạn làm việc cho công ty theo
Thứ hai, nếu công ty bị phá sản thì bạn vẫn được hưởng chế độ thai sản. Cụ thể, về quyền lợi của người lao động khi doanh nghiệp phá sản:
Khoản 4 Điều 47 “Bộ luật lao động 2019” quy định:
“4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.”
Ngoài ra, căn cứ theo quy định của khoản 1 Điều 54 Luật phá sản 2014 về thứ tự phân chia tài sản như sau:
“1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
a) Chi phí phá sản;
b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.”
Như vậy, nếu công ty phá sản bạn vẫn được hưởng chế độ thai sản theo đúng quy định pháp luật.
4. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng chế độ thai sản
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Cho em hỏi em đóng bảo hiểm được 4 năm 2 tháng thì đến tháng 12 năm 2016 em nghỉ việc ở công ty và định làm thủ tục để hưởng trợ cấp thất nghiệp 3 tháng sau đó thì em ngừng đóng bảo hiểm xã hội 2 tháng thì bắt đầu lại đóng tiếp. Trong thời gian đấy em có ý định có thai thì em phải đóng bảo hiểm xã hội mấy tháng nữa thì em mới được hưởng bảo hiểm xã hội và trường hợp của em thì nếu nhận bảo hiểm thất nghiệp rồi và bị gián đoán 2 tháng không đóng bảo hiểm xã hội liệu có được hưởng chế độ và tiền chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định hưởng chế độ thai sản như sau:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”
Theo quy định trên thì lao động nữ khi sinh con để được hưởng chế độ thai sản phải đáp ứng điều kiện đóng đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con; trong trường hợp phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì nếu đóng đủ 12 tháng lên thì chỉ cần đáp ứng đóng đủ 3 tháng trogn vòng 12 trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.
Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn, bạn đóng bảo hiểm xã hội được 4 năm 2 tháng đến tháng 12/2016 thì dừng đóng do nghỉ việc ở công ty, nếu bạn định làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp 3 tháng sau khi nghỉ và ngừng đóng bảo hiểm xã hội 2 tháng sau đó bắt đầu đóng tiếp thì nếu trong thời gian đó bạn có ý định mang thai, thì bạn phải đảm bảo được điều kiện là đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trong 12 tháng trước khi sinh hoặc nếu phải nghỉ việc dưỡng thai thì chỉ cần đóng đủ 3 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh thì sẽ được hưởng chế độ thai sản khi sinh con.
Bạn lưu ý nếu bạn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì bạn sẽ không được hưởng chế độ thai sản bởi bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ chi trả cho 02 chế độ là hưu trí và tử tuất.
5. Tham gia bảo hiểm chưa đủ 6 tháng có được hưởng chế độ thai sản không?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi. Em đóng bảo hiểm từ tháng 6/2015 đến tháng 10/2016. Và hiện tại em đang mang thai được 6,5 tháng. Dự kiến đầu tháng 5/2017 em mới sinh. Vậy em đóng bh chưa đủ 6 tháng trước khi sinh có được nhận khoảng trợ cấp nào từ bh ko ạ? Em xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”
Theo Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
“Điều 9. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội; khoản 3 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này. ‘
Luật sư
Như vậy, theo quy định trên thì điều kiện để hưởng chế độ thai sản đó là lao động nữ sinh con phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con. Trong trường hợp của bạn, bạn đã đóng bảo hiểm từ tháng 5/2015 đến tháng 10/2016, hiện đang mang thai được 6,5 tháng. Do bạn không nêu rõ ngày bạn đóng bảo hiểm xã hội nên có thể xét hai trường hợp:
Trường hợp 1, bạn sinh con từ đầu tháng 5/2017 tức trước ngày 15/5/2017 thì bạn đóng đủ 06 tháng bao gồm từ tháng 5/2016 đến tháng 4/2017 bạn có tham gia bảo hiểm xã hội tháng 5,6,7,8,9,10 trước khi sinh con thì bạn sẽ đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.
Trường hợp 2, bạn sinh con sau ngày 15/05/2017 và tháng 05/2017 có đóng bảo hiểm xã hội, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 04/2016 đến tháng 05/2017 bạn sinh con sau ngày 15/5/2016 đóng bảo hiểm xã hội được 7 tháng tháng trước khi sinh con thì bạn sẽ đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản. Do đó, bạn nên làm thủ tục để hưởng chế độ thai sản.
Và mức hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.“
Bên cạnh đó, bạn sẽ được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con theo Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội 2014:
“Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”