Điều kiện hưởng chế độ thai chết lưu. Thời gian hưởng chế độ thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý.
Điều kiện hưởng chế độ thai chết lưu. Thời gian hưởng chế độ thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý.
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư ở công ty em có một nhân viên mới được ký hợp đồng chính thức và tham gia BHXH, BHYT, BHTN (theo số sổ cũ) được một tháng ở cty em (05/2016). Đến 08/06/2016 nhân viên này xin nghỉ chế độ thai lưu. Vậy luật sư cho em hỏi trường hợp này có được hưởng chế độ thai lưu không ạ (trước đó bạn này có tham gia bảo hiểm ở cty cũ nhưng vì công ty cũ nợ tiền cơ quan bảo hiểm nên chưa chốt được sổ và lấy sổ BHXH cũ.)??
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH;
2. Luật sư tư vấn:
Đối tượng áp dụng
Người làm việc theo
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH về thời gian hưởng
"1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng
chế độ thai sản trước và sau khi sinh con theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau:a) Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh mà thai chết lưu, nếu lao động nữ đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ quy định tại Điều 33 của Luật bảo hiểm xã hội tính từ thời điểm thai chết lưu.
Ví dụ 15: Chị C liên tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được 3 năm, mang thai đến tháng thứ 8 thì nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, một tháng sau khi nghỉ việc thì thai bị chết lưu. Như vậy, chị C ngoài việc được hưởng chế độ thai sản cho đến khi thai chết lưu, còn được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền nhưng tối đa không quá 50 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
b) Trường hợp lao động nữ nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, sau khi sinh con mà con bị chết, nếu lao động nữ đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ được hưởng chế độ quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội."
Đồng thời theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật bảo hiểm xã hội 2014 "
"Điều 33. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài: 1900.6568
"Điều 33. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần."
Như vậy, nhân viên của bạn có thể được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với thai chết lưu, tùy thuộc vào việc số tháng của thai mà tương ứng với số ngày được nghỉ chế độ. Tuy nhiên, nhân viên đó phải thực hiện việc chốt sổ tại công ty cũ sau đó lấy sổ cũ và nhập sổ vào công ty mới, lúc đó mới có thể được hưởng chế độ thai chết lưu.