Điều kiện, hồ sơ và hướng dẫn thủ tục mở, thay đổi, đình chỉ, giải thể lớp mẫu giáo độc lập tư thục theo quy định mới nhất của pháp luật. Nhóm trẻ, Trường mầm non tư thục những điều cần biết.
Trẻ em luôn là đối tượng được Nhà nước quan tâm đặc biệt và tạo mọi điều kiện để phát triển. Hiện nay,
Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc các trường mầm non công lập đang quá tải, nhiều trẻ em trong độ tuổi mầm non không có trường để theo học. Do vậy bố mẹ có thể chọn cho con mình các lớp mẫu giáo độc lập tư thục để con em học tập và phát triển.
Mục lục bài viết
- 1 1. Điều kiện thành lập lớp mẫu giáo độc lập
- 2 2. Cơ cấu tổ chức và quản lý hoạt động của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục
- 3 3. Hồ sơ và thủ tục thành lập lớp mẫu giáo độc lập
- 4 4. Sáp nhập, chia, tách lớp mẫu giáo độc lập
- 5 5. Đình chỉ hoạt động giáo dục của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
- 6 6. Giải thể lớp mẫu giáo độc lập tư thục
1. Điều kiện thành lập lớp mẫu giáo độc lập
Quy định tại Điều 10 Nghị định 135/2018/ND-CP của Chính phủ quy định các điều kiện thành lập lớp mẫu giáo độc lập như sau:
- Có giáo viên đạt trình độ chuẩn theo quy định.
- Có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em an toàn; diện tích phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em bảo đảm ít nhất 1,5 m2 cho một trẻ em; có chỗ chơi, có hàng rào và cổng bảo vệ an toàn cho trẻ em; những nơi có tổ chức ăn cho trẻ em phải có bếp riêng, an toàn; bảo đảm phòng chống cháy nổ và vệ sinh an toàn thực phẩm. Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và đủ nước uống hàng ngày cho trẻ em.
- Thiết bị tối thiểu cho trẻ em gồm: Bàn, ghế đúng quy cách cho trẻ em ngồi (đặc biệt đối với trẻ em 05 tuổi): một bàn và hai ghế cho hai trẻ em; một bàn, một ghế và một bảng cho giáo viên; đồ dùng, đồ chơi và giá để; bình đựng nước uống, nước sinh hoạt; tài liệu cho hoạt động chơi và học có chủ đích.
- Tài liệu cho giáo viên mẫu giáo gồm: Bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em; sổ theo dõi trẻ em; sổ ghi chép tổ chức các hoạt động giáo dục của trẻ em trong ngày; tài liệu dùng để phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ.
2. Cơ cấu tổ chức và quản lý hoạt động của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục
Căn cứ vào Điều 14 Thông tư 13/2018/TT-BGDĐT quy định về cơ cấu tổ chức và quản lý lớp mẫu giáo độc lập tư thục như sau:
1. Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Cơ cấu, tổ chức bao gồm: chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục; tổ trưởng chuyên môn; giáo viên, nhân viên và các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
2. Tổ trưởng chuyên môn do chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục thỏa thuận trong
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non trở lên; sức khỏe tốt; đảm bảo các quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;
b) Thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định Chương trình giáo dục mầm non, bao gồm: tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục trẻ; kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục;
c) Trường hợp chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục đảm bảo các quy định tại điểm a khoản này thì đồng thời có thể làm tổ trưởng chuyên môn.
3. Số trẻ em trong nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục không quá 70 (bảy mươi) trẻ.
3. Hồ sơ và thủ tục thành lập lớp mẫu giáo độc lập
Chủ thể quyết định cho phép thành lập lớp mẫu giáo độc lập: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
Hồ sơ bao gồm:
- Tờ trình đề nghị cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;
- Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục có thể thuê trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị của Nhà nước, cơ sở giáo dục công lập không sử dụng để tổ chức hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật;
- Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng, chứng chỉ của giáo viên hoặc người chăm sóc trẻ em.
Trình tự thủ tục thực hiện:
1. Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Ủy ban nhân dân cấp xã;
2. Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận và tổ chức thẩm định hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho tổ chức, cá nhân nếu hồ sơ đúng quy định thì có văn bản gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo đề nghị kiểm tra thực tế các điều kiện thành lập đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra trên thực tế và có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nêu rõ lớp mẫu giáo độc lập đủ hay không đủ điều kiện thành lập;
4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu chưa quyết định thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân và Phòng Giáo dục và Đào tạo nêu rõ lý do.
4. Sáp nhập, chia, tách lớp mẫu giáo độc lập
Căn cứ vào Điều 12 Nghị đinh 46/2017 quy định Việc sáp nhập, chia, tách lớp mẫu giáo độc lập phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Bảo đảm quy định về giáo viên, số lượng trẻ em trên một nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, tổ chức lớp học;
- Bảo đảm an toàn và quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em và giáo viên;
- Góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;
- Văn bằng, chứng chỉ có chứng thực của giáo viên.
Trình tự thực hiện:
Chủ thể ra quyết định sáp nhập, chia, tách lớp mẫu giáo độc lập. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này đến Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo đề nghị kiểm tra các điều kiện sáp nhập, chia, tách lớp mẫu giáo độc lập;
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét, kiểm tra trên thực tế, nếu thấy đủ điều kiện, Phòng Giáo dục và Đào tạo có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã;
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định sáp nhập, chia, tách. Nếu không sáp nhập, chia, tách lớp mẫu giáo độc lập thì có văn bản thông báo đến Phòng Giáo dục và Đào tạo và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ nêu rõ lý do.
5. Đình chỉ hoạt động giáo dục của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
Điều 13 Nghị định 46/2017/ND/CP quy định các trường hợp lớp mẫu giáo độc lập bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
- Không bảo đảm một trong các điều kiện thành lập lớp mẫu giáo độc lập theo Nghị định này
- Vi phạm các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ theo quy định hiện hành.
Chủ thể quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập:.Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
Trình tự thủ tục thực hiện:
- Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành lập đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra đánh giá tình trạng thực tế. Căn cứ biên bản kiểm tra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. Quyết định đình chỉ cần ghi rõ lý do, thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục, biện pháp khắc phục và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Sau thời hạn bị đình chỉ hoạt động giáo dục, nếu tổ chức, cá nhân đã khắc phục được các vi phạm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định cho phép nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập hoạt động giáo dục trở lại và được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu chưa cho phép hoạt động giáo dục trở lại thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do và hướng giải quyết;
c) Hồ sơ đề nghị hoạt động giáo dục trở lại gồm:
- Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục trở lại;
- Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
- Biên bản kiểm tra.
d) Trình tự cho phép lớp mẫu giáo độc lập hoạt động giáo dục trở lại được thực hiện như quy định về Thủ tục thành lập lớp mẫu giáo độc lập
6. Giải thể lớp mẫu giáo độc lập tư thục
Căn cứ vào Điều 14 Nghị định 46/2019 quy định các trường hợp giải thể lớp mẫu giáo độc lập:như sau :
- Hết thời hạn đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
- Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức và hoạt động của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;
- Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
Chủ thể ra quyết định giải thể lớp mẫu giáo độc lập : Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
Trình tự thủ tục thực hiện:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra, lập biên bản;
b) Căn cứ biên bản kiểm tra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thu hồi giấy phép thành lập và quyết định giải thể nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. Quyết định giải thể phải ghi rõ lý do, các biện pháp bảo đảm lợi ích hợp pháp của trẻ em, giáo viên, nhân viên và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.