Quy định về điều kiện, diện tích tách thửa tối thiểu tại Thái Bình mới nhất. Tư vấn thủ tục tách sổ đỏ tại: Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ, Kiến Xương,...
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về điều kiện, diện tích tách thửa tối thiểu tại Thái Bình theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp
Tách thửa đất là nhu cầu khi chuyển nhượng đất, tặng cho. Nhu cầu này càng tăng nên sẽ có nhiều thắc mắc cần giải đáp tách thửa như thế nào? Diện tích tách thửa bao nhiêu? Mỗi tỉnh thành điều kiện tách thửa sẽ khác nhau. Vậy diện tích tách thửa ở Thái Bình là bao nhiêu? Quy định của UBND tỉnh Thái Bình có gì khác về đất đai tỉnh thành này không? Sau đây, Luật Dương Gia sẽ tư vấn cho các bạn về điều kiện, diện tích tách thửa tối thiểu tại Thái Bình mới nhất.
* Cơ sở pháp lý:
– Quyết định số 07/2014/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình ngày 30 tháng 06 năm 2014;
– Quyết định 08/2018/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình ngày 23 tháng 8 năm 2018;
Theo Điều 6 Quyết định 07/2014/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 08/2018/QĐ-UBND tỉnh Thái Bình quy định về điều kiện tách thửa và diện tích tách thửa tại Thái Bình như sau:
I. Diện tích tối thiểu được tách thửa:
1. Diện tích, kích thước chiều rộng, chiều sâu tối thiểu của thửa đất ở sau khi tách được quy định cụ thể như sau:
a) Đất ở tại đô thị: Diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 30 m2; kích thước chiều rộng, chiều sâu: ≥ 3m;
b) Đất ở tại nông thôn: Diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 40 m2; kích thước chiều rộng, chiều sâu: ≥ 4m.
2. Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất nông nghiệp:
a) Đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư: Diện tích tối thiểu của các thửa đất sau khi tách thửa bằng hạn mức đất giao quy định và kích thước chiều rộng, chiều sâu: ≥ 4m.
b) Đối với đất nông nghiệp ngoài khu dân cư: Chỉ cho phép thực hiện việc tách thửa theo quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Trường hợp tách thửa đất nông nghiệp để chuyển mục đích sử dụng đất sang làm nhà ở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì làm thủ tục tách thửa đồng thời với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; diện tích tối thiểu được phép tách thửa thực hiện theo quy định tại mục 1 nêu trên.
3. Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất phi nông nghiệp không phải là đất ở:
Việc tách thửa đối với đất phi nông nghiệp không phải là đất ở phải căn cứ cụ thể vào từng dự án đầu tư, phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét quyết định cùng với việc quyết định chủ trương đầu tư.
4. Các thửa đất hình thành sau khi tách thửa có diện tích, kích thước chiều rộng, chiều sâu không được nhỏ hơn diện tích, kích thước chiều rộng, chiều sâu tối thiểu theo quy định; trường hợp thửa đất tách thành 2 hoặc nhiều thửa, trong đó có thửa có diện tích, kích thước chiều rộng, chiều sâu nhỏ hơn quy định nhưng xin hợp thửa với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa mới có diện tích, kích thước chiều rộng, chiều sâu bằng hoặc lớn hơn diện tích, kích thước chiều rộng, chiều sâu tối thiểu quy định thì được phép thực hiện tách thửa. Việc tách thửa này phải được thực hiện đồng thời với việc hợp thửa.
5. Các thửa đất ở được hình thành sau quá trình tách, hợp thửa phải có lối vào thửa đất.
6. Thửa đất ở thuộc khu vực đã có quy hoạch chi tiết chia lô đất ở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc khu vực đã có Thông báo thu hồi đất thì không được phép tách thửa đất. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân trúng đấu giá quyền sử dụng đất nhiều lô đất liền kề nhau sau đó xin hợp thửa rồi lại đề nghị tách thửa thì chỉ được phép tách thửa theo đúng quy hoạch chia lô đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
7. Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp:
a) Hiến tặng cho Nhà nước một phần diện tích đất để thực hiện dự án đầu tư, xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa;
b) Thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai;
c) Thực hiện bản án hoặc quyết định của
d) Các giao dịch về quyền sử dụng đất có tách thửa đã được công chứng, chứng thực hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoặc đã nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ trước ngày 06/5/2011 đối với thửa đất ở (hoặc trước ngày Quyết định 08/2018/QĐ-UBND có hiệu lực thi hành đối với thửa đất nông nghiệp, thửa đất phi nông nghiệp không phải là đất ở) nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
II. Dịch vụ pháp lý của Luật Dương Gia
–
– Dịch vụ tách thửa đất tại Thái Bình
– Tư vấn thủ tục, hồ sơ tách thửa đất tại Thái Bình
– Cung cấp biểu mẫu cần thiết để thực hiện thủ tục tách thửa, tách sổ
– Uỷ quyền thực hiện dịch cụ tách sổ đỏ tại Thái Bình.