Quy định về điều kiện, diện tích tách thửa tối thiểu tại Ninh Thuận mới nhất. Tư vấn tách thửa đất tại Phan Rang-Tháp Chàm, Thuận Bắc, Tân Sơn,...
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về điều kiện, diện tích tách thửa tối thiểu tại Ninh Thuận theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp
Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam. Tỉnh lỵ của Ninh Thuận là thành phố Phan Rang – Tháp Chàm. Đất đai không quá nhiều nhưng địa hình chia cắt. Dương Gia vẫn nhận được rất nhiều câu hỏi thắc mắc từ Ninh Thuận về tách thửa, tính tiến tách thửa,… Vì vậy, Luật Dương Gia sẽ tư vấn cho các bạn về điều kiện, diện tích tách thửa tối thiểu tại Ninh Thuận mới nhất.
* Cơ sở pháp lý:
– Quyết định số 85/2014/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ngày 18 tháng 11 năm 2014
Theo Điều 3,4,5,6,7 Quyết định 85/2014/QĐ-UBND tỉnh Ninh Thuận quy định về điều kiện tách thửa và diện tích tách thửa tại Ninh Thuận như sau:
1. Điều kiện tách thửa, hợp thửa
1. Người sử dụng đất được tách thửa khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
b) Diện tích xin tách thửa và diện tích còn lại sau khi tách thửa không nhỏ hơn diện tích tối thiểu tại quy định này.
2. Tách thửa để chuyển nhượng cho người có đất liền kề để hợp thành thửa đất mới thì đối với thửa đất tách để hợp thửa không bị khống chế diện tích tối thiểu nhưng diện tích của thửa đất còn lại sau khi tách để chuyển nhượng phải đảm bảo bằng hoặc lớn hơn diện tích đất tối thiểu quy định tại Điều 4, Điều 5 quy định này.
3. Đối với đất nông nghiệp nằm trong cùng thửa đất với đất ở đô thị nhưng không được công nhận là đất ở hoặc nằm trong xen kẽ trong khu dân cư đô thị thì việc tách thửa phải đồng thời với việc chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại Điều 57 của Luật Đất đai 2013. Diện tích đất tối thiểu được tách thửa và diện tích đất còn lại sau khi tách thửa phải đảm bảo bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu theo quy định.
4. Đối với đất nông nghiệp nằm trong cùng thửa với đất ở nông thôn nhưng không được công nhận là đất ở hoặc nằm trong xen kẽ trong khu dân cư nông thôn thì việc tách thửa phải đồng thời với việc chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại Điều 57 của Luật Đất đai 2013. Diện tích đất tối thiểu được tách thửa và diện tích đất còn lại sau khi tách thửa phải đảm bảo bằng hoặc lớn hơn theo quy định.
Trường hợp diện tích đất nông nghiệp còn lại sau khi tách thửa nhỏ hơn diện tích được phép tách thửa quy định thì diện tích còn lại phải đồng thời với việc chuyển mục đích đất theo quy định tại Điều 57 của Luật Đất đai 2013.
5. Đối với thửa đất nông nghiệp nằm trong khu quy hoạch chi tiết khu dân cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng Nhà nước không thu hồi đất để thực hiện quy hoạch mà để cho người sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng đất và sử dụng đất theo quy hoạch thì việc tách thửa phải thực hiện đồng thời với việc chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại Điều 57 Luật Đất đai 2013. Trường hợp tách thửa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác theo quy hoạch phân lô chi tiết được duyệt thì người sử dụng đất nộp hồ sơ 01 lần cùng với việc tách thửa. Diện tích đất tối thiểu sau khi tách thửa không nhỏ hơn diện tích đất ở theo quy hoạch chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
6. Việc tách thửa phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
7. Nhà nước khuyến khích việc hợp thửa đất nông nghiệp theo chủ trương dồn điền, đổi thửa, để thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp; hợp thửa đất tại các khu dân cư quy hoạch tập trung để thực hiện các dự án xây nhà ở cho người có thu nhập thấp, khu chung cư cao tầng.
2. Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất ở
1. Đối với khu vực đô thị.
a) Thửa đất được tách phải có diện tích tối thiểu là 40m2 trở lên và cạnh ngắn nhất của thửa đất được tách, tối thiểu phải là 3,5m.
b) Diện tích còn lại của thửa đất sau khi tách tối thiểu là 40m2 và cạnh ngắn nhất của thửa đất tối thiểu phải là 3,5m và khoảng cách cạnh cách cạnh không được nhỏ hơn 3m.
2. Đối với khu vực nông thôn.
a) Thửa đất được tách sau khi tách thửa phải có diện tích tối thiểu là 80m2 trở lên và cạnh ngắn nhất của thửa đất được tách sau khi tách thửa tối thiểu phải là 5,0m.
b) Diện tích còn lại của thửa đất sau khi tách tối thiểu là 100m2 và cạnh ngắn nhất của thửa đất bị tách thửa sau khi tách thửa tối thiểu phải là 5,0m.
3. Diện tích tối thiểu được phép tách thửa quy định là diện tích đã trừ chỉ giới xây dựng (nếu có).
3. Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất nông nghiệp
1. Đối với địa bàn thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.
a) Thửa đất được tách phải có diện tích tối thiểu là 300m2 trở lên và cạnh ngắn nhất của thửa đất tối thiểu phải là 7m.
b) Diện tích còn lại của thửa đất sau khi tách tối thiểu là 300m2 và cạnh ngắn nhất tối thiểu phải là 7m và khoảng cách cạnh cách cạnh không được nhỏ hơn 5m.
2. Đối với địa bàn các thị trấn.
a) Thửa đất được tách sau khi tách thửa phải có diện tích tối thiểu là 500m2 trở lên.
b) Diện tích còn lại của thửa đất sau khi tách tối thiểu là 500m2.
3. Đối với các xã đồng bằng.
a) Thửa đất được tách phải có diện tích tối thiểu là 750m2 trở lên.
b) Diện tích còn lại của thửa đất sau khi tách tối thiểu là 750m2.
4. Đối với các xã trung du.
a) Thửa đất được tách phải có diện tích tối thiểu là 1.000m2trở lên.
b) Diện tích còn lại của thửa đất sau khi tách tối thiểu là 1.000m2.
5. Đối với các xã miền núi.
a) Thửa đất được tách phải có diện tích tối thiểu là 2.000m2trở lên.
b) Diện tích còn lại của thửa đất sau khi tách tối thiểu là 2.000m2.
6. Người sử dụng đất được phép tách thửa nếu diện tích tối thiểu của thửa đất trước và sau khi tách đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 3 Quy định này.
4. Xử lý việc tách thửa trong một số trường hợp đặc biệt
– Đối với đất ở thuộc các khu dân cư ven biển thuộc địa bàn các huyện đã hình thành trước đây thì diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa theo quy định này.
– Đối với diện tích đất còn lại sau khi Nhà nước thu hồi đất mà đáp ứng theo quy định thì người sử dụng đất được phép tách thửa.
– Trường hợp diện tích đất còn lại không đáp ứng quy định tại Điều 4, Điều 5 của Quy định này thì khuyến khích người sử dụng đất chuyển nhượng, chuyển đổi cho người sử dụng đất liền kề theo quy định của pháp luật. Diện tích thửa đất sau khi nhận chuyển đổi, chuyển nhượng phải đảm bảo theo Quy định này.
– Trường hợp không thực hiện việc chuyển đổi, chuyển nhượng mà người sử dụng đất đề nghị thu hồi thì xem xét thực hiện thu hồi, bồi thường và giao cho địa phương quản lý, sử dụng theo quy hoạch và theo quy định của pháp luật.
5. Tách thửa đối với trường hợp thực hiện dự án đầu tư
– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tự thực hiện dự án đầu tư hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất để người nhận chuyển nhượng thực hiện dự án đầu tư theo chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền thì diện tích thửa đất được tách theo chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền và diện tích thửa đất bị tách thửa còn lại nhỏ hơn diện tích tối thiểu thuộc từng trường hợp quy định tại Điều 4, Điều 5 của Quy định này thì người sử dụng đất vẫn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định hiện hành.
– Tổ chức sử dụng đất có yêu cầu tách thửa để thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh thì diện tích tối thiểu của thửa đất được tách theo dự án chấp thuận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền.
6. Dịch vụ pháp lý của Luật Dương Gia
– Tư vấn luật đất đai qua tổng đài tại Ninh Thuận
– Dịch vụ tách thửa đất tại Ninh Thuận
– Tư vấn thủ tục, hồ sơ tách thửa đất tại Ninh Thuận
– Cung cấp biểu mẫu cần thiết để thực hiện thủ tục tách thửa, tách sổ
– Uỷ quyền thực hiện dịch cụ tách sổ đỏ tại Ninh Thuận